Cục đẩy công suất là gì?
Cục đẩy công suất hay còn gọi là cục công suất, main công suất là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh qua loa trước khi đến tai người nghe, đẩy công suất của toàn hệ thống lên tới mức đủ để sử dụng, từ đó tạo ra những âm thanh chuẩn nhất, hay nhất.
Nguyên lý hoạt động là cục đẩy sẽ nhận tín hiệu từ các nguồn phát như: bàn mixer âm thanh, đầu karaoke, micro không dây… và khuếch đại tín hiệu ở dạng tần số, chuyển tới loa và phát ra âm thanh đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
Sử dụng cục đẩy công suất sẽ hỗ trợ giảm hiện tượng méo tiếng, tái tạo âm thanh thanh thoát, hạn chế hiện tượng hư hỏng loa cũng như amply, micro, từ đó tăng tuổi thọ sử dụng sản phẩm.
Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất?
Một số bộ dàn karaoke gia đình thường sử dụng amply, tuy nhiên chất âm nhỏ, nghe không được mượt mà nên xu hướng sử dụng âm thanh hiện nay là thay bằng cục đẩy công suất và vang số để hoàn thiện chất lượng âm thanh chuyên nghiệp hơn.
Cục đẩy công suất ngoài việc khuếch đại tín hiệu âm thanh còn có chức năng giảm độ méo tiếng của loa karaoke giúp các thiết bị âm thanh khác trong bộ dàn hoạt động 1 cách ổn định nhất, sử dụng trong thời gian dài mà không bị chập, cháy...
Ngoài ra, dễ dàng tìm thấy cục đẩy công suất trong các ứng dụng yêu cầu công suất lớn hơn cho hệ thống loa như biểu diễn âm nhạc, sân khấu, nhà hàng... để âm thanh luôn được đảm bảo về sự rõ nét và mạnh mẽ. Trong một số trường hợp loa có độ nhạy và trở kháng thấp thì việc sử dụng một cục đẩy để tăng công suất lên là lựa chọn tối ưu nhất để có chất lượng âm thanh tốt.
Chức năng của cục đẩy công suất?
Thường sử dụng trong nhiều hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, vậy cục đẩy công suất có những chức năng cụ thể nào:
- Chất lượng âm thanh được đóng góp tới 41% bởi hiệu quả của cục đẩy, tín hiệu âm thanh có độ vang, rõ ràng và trung thực, thể hiện chi tiết từng giai điệu âm nhạc.- Được thiết kế những jack cắm rất chắc chắn, đảm bảo kết nối mượt mà, tín hiệu được truyền đi ổn định.- Thiết kế nhỏ gọn, thanh mảnh và đa dạng về kiểu cách để nâng tầm thẩm mỹ cho không gian giải trí. - Tăng cường công suất của tín hiệu âm thanh từ mức đầu vào cho phép âm thanh được phát ra với âm lượng cao hơn, đảm bảo loa có đủ công suất để tái tạo âm thanh một cách hiệu quả. - Các cục đẩy công suất có thêm tính năng bảo vệ khỏi quá nhiệt, quá dòng, hoặc quá áp, giúp loa không bị hỏng trong trường hợp tải công suất quá cao hoặc sự cố khác gây mất an toàn.- Một số cục đẩy công suất còn có thể xử lý âm thanh bổ sung như EQ (điều chỉnh tần số), xử lý độ trễ (delay), và cân bằng âm thanh chuyên nghiệp hơn. - Các cục đẩy thường tích hợp nhiều đầu vào và đầu ra để kết nối với các thiết bị âm thanh khác nhau như mixer, bộ khuếch đại, loa, micro,...
Yếu tố lựa chọn cục đẩy công suất phù hợp
Công suất cục đẩy
Công suất là yếu tố quan trọng khi lựa chọn cục đẩy. Cần xác định công suất của loa và cục đẩy để đảm bảo có sự tương thích và phù hợp. Lý tưởng nhất là công suất cục đẩy cần gấp 1,5 đến 2 lần công suất loa. Ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn loa, không nên chọn cục đẩy có công suất nhỏ hơn loa vì âm thanh sẽ không hay, tiếng không được căng, không đảm bảo an toàn khi dùng.
Diện tích phòng
Cần lựa chọn cục đẩy có sự phù hợp với diện tích không gian, với các phòng hát lớn thì mức công suất phải cao để đủ sức kéo loa hoạt động tốt nhất.
Trở kháng
Cục đẩy công suất cần phải tương thích với trở kháng của loa để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Thông thường, các loa có trở kháng 4 ohm, 8 ohm hoặc 16 ohm. Ngược lại với công suất, trở kháng của loa phải lớn hơn hoặc bằng trở kháng của cục đẩy nếu không sẽ dẫn đến trình trạng quá tải, chập cháy thiết bị.
Loa có độ nhạy và trở kháng cao thì cần thiết bị amply có công suất thấp, ngược lại loa có trở kháng thấp thì cần sử dụng amply có công suất lớn hơn.
Số kênh
Bạn cần xem xét số kênh khi lựa chọn cục đẩy, tùy vào số lượng loa sử dụng trong bộ dàn để đưa ra quyết định chuẩn xác. Nếu chơi nhạc trên bộ dàn nhiều loa thì cần sử dụng một cục đẩy có nhiều kênh/
Khoảng cách từ người nghe đến loa
Dù không gian rộng hay hẹp, khoảng cách ngồi xa hay gần loa thì công suất sử dụng cần lớn hơn một cách tương đối. Trong trường hợp công suất và chất lượng âm thanh không đủ thì bạn cần tiến hành nâng cấp thiết bị, bố trí thêm loa hoặc di chuyển vị trí, hướng loa cho phù hợp, hoặc nâng công suất bộ dàn.
Việc phối ghép, đấu nối và vận hành cũng cần làm đúng theo hướng dẫn để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.
Các tính năng bảo vệ
Bạn nên chọn các cục đẩy công suất tích hợp tính năng bảo vệ như bảo vệ quá nhiệt, quá dòng, hoặc quá áp để đảm bảo hệ thống loa và cục đẩy, cũng như các thiết bị khác trong cấu hình không bị hỏng, chập, cháy do tải công suất quá cao.
Phân loại cục đẩy công suất
Trên thị trường hiện nay, theo số kênh có thể phân loại thành 3 dạng cục đẩy, gồm:
Cục đẩy công suất 2 kênh: Bao gồm 2 kênh riêng biệt để đẩy tín hiệu âm thanh đến 2 loa khác nhau.
Cục đẩy công suất 3 kênh : Là cục đẩy công suất tích hợp 3 kênh tối đa cho 1 cặp loa cùng 1 sub hơi hoặc có thể sử dụng ít loa hơn.
Cục đẩy công suất 4 kênh : Là thiết bị có khả năng xử lý và phân phối tín hiệu âm thanh trên 4 kênh khác nhau.
Cục đẩy công suất có mấy loại class ?
Mạch Class là thuật ngữ để mô tả các mạch khuếch đại công suất hoặc mạch khuếch đại âm thanh, dùng để xác định cách mà các bộ khuếch đại hoạt động và hiệu suất hoạt động trong việc điều khiển tín hiệu âm thanh. Cục đẩy công suất thường sở hữu các loại mạch sau:
+ Cục đẩy class AB
+ Cục đẩy class D
+ Cục đẩy class D và I
+ Cục đẩy class H
+ Cục đẩy class I
+ Cục đẩy class TD
Giá Cục Đẩy Công Suất thị trường hiện nay khoảng bao nhiêu?
Với sự đa dạng của mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu cục đẩy, giá của sản phẩm cũng rất phong phú, tùy vào ngân sách và mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn cục đẩy giá rẻ, tầm trung hoặc cao cấp, với mức giá dao động từ vài triệu đồng cho đến cả trăm triệu.
Hãy đến ngay Bảo Châu Elec để có cơ hội sở hữu sản phẩm cục đẩy công suất với giá ưu đãi nhất. Liên hệ hotline 1900 0255 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng, bình luận số điện thoại để được giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.