Giới Tính có ảnh hưởng lên Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) không?

Giới Tính có ảnh hưởng lên Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) không?

>> COVID - 19 và tăng huyết áp ở yên nhưng không ngừng vận động

>> Điều dưỡng - “Người hùng” thầm lặng đằng sau sự khỏe mạnh của bệnh nhân

Mặc dù có sự khác biệt về sinh lý cơ bản và một loạt các yếu tố nguy cơ khác nhau, các chiến lược chẩn đoán, quản lý và điều trị tăng huyết áp không thay đổi bởi sự khác biệt về giới tính.

Hướng dẫn dựa trên chứng cứ hiện tại về điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp) từ các thử nghiệm lâm sàng là tương tự giữa nam và nữ; tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này không bao gồm bất kỳ sự phân tầng nguy cơ nào về giới tính.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) ước tính cứ 3 người thì có 1 người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) và với một nửa dân số là nữ, tác động của việc không tính đến giới tính và chênh lệch giới tính có thể dẫn đến giảm chất lượng chăm sóc và kết quả không mong đợi.

Các yếu tố nguy cơ: Sự khác biệt giới tính quan trọng như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) ngày càng trở nên phổ biến hơn theo tuổi ở cả nam và nữ, nhưng thời gian khởi phát ở mỗi người đều khác nhau.

Hiện tại có nhiều giả thuyết về lý do tại sao phụ nữ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp (cao huyết áp) khác biệt so với nam giới, trong đó nhấn mạnh vai trò của hormone giới tính nữ.

Phụ nữ tiền mãn kinh được hưởng lợi từ các tác dụng bảo vệ của estrogen. Estrogen gây kích hoạt oxit nitric, dẫn đến ức chế hệ thống giao cảm, do đó gây giãn mạch máu.

Phụ nữ có nhiều thụ thể estrogen ở động mạch hơn nam giới và ở phụ nữ tiền mãn kinh có mức sản xuất estrogen cao nhất nên có thể được hưởng lợi từ hormone này.

Một giả thuyết thứ hai liên quan đến sinh lý bệnh cho thấy rằng một phụ nữ bị tăng huyết áp có tăng các yếu tố miễn dịch kháng viêm là một cơ chế bù trừ để hạn chế tăng huyết áp.

Bằng chứng cho thấy hormone buồng trứng có thể làm giảm nồng độ renin trong huyết tương và hoạt động của hệ ức chế men chuyển, do đó dẫn đến giảm angiotensin II (là một hormone gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp).

Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp)

Các hướng dẫn hiện tại trong chẩn đoán tăng huyết áp đòi hỏi phải tái khám thường xuyên khi đo huyết áp cao.

Phụ nữ mãn kinh thường có nhiều biến động trong các phép đo huyết áp hơn nam giới, điều này có thể dẫn đến khả năng chẩn đoán dương tính thấp hơn.

Mặc dù có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ, vẫn còn thiếu các chiến lược sàng lọc đặc trưng cho giới tính.

Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) từ 1999-2011 cho thấy sự khác biệt về nhận thức và điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp) giữa hai giới.

Người trưởng thành trẻ tuổi, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi, được nhận thấy có khả năng kiểm soát tăng huyết áp (cao huyết áp) kém hơn so với tất cả các nhóm tuổi khác và nữ giới cùng độ tuổi.

Giả thuyết là do phụ nữ trưởng thành thường đi thăm khám thường xuyên hơn so với nam giới cùng độ tuổi.

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp không khác biệt giữa nam giới và nữ giới cũng như đáp ứng thuốc tương tự nhau.

Ở phụ nữ, thuốc lợi tiểu loại thiazide là liệu pháp đầu tay được ưa thích do lợi ích bổ sung của việc bảo vệ khỏi mất xương và gãy xương hông. Nếu có bệnh đi kèm, bệnh nhân nên được điều trị kết hợp với chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển.

Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp có thể khác nhau giữa hai giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc các tác dụng phụ cao hơn 1,5-1,7 lần so với nam giới.

Với việc sử dụng thuốc lợi tiểu, phụ nữ có nhiều khả năng bị hạ natri máu, hạ kali máu và rối loạn nhịp tim. Phụ nữ cũng thường bị ho do ức chế men chuyển và phù ngoại biên liên quan đến thuốc chẹn canxi.

Giới Tính có ảnh hưởng lên Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) không? 2

Bệnh lý đi kèm, các tình trạng khác

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ là bệnh lý tim mạch và yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được là tăng huyết áp (cao huyết áp).

Mặc dù tỷ lệ nam giới chết vì bệnh tim là 24,4% cao hơn so với nữ giới 22,3%, phụ nữ có nhiều khả năng phát triển các biến chứng do tăng huyết áp (cao huyết áp).

Đối với mỗi lần tăng 10 mmHg huyết áp tâm thu ở phụ nữ, nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch tăng 25%. Ở nam giới, nguy cơ chỉ tăng 15%.

Một nghiên cứu phân tích tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở phụ nữ bị tăng huyết áp (cao huyết áp) với bệnh tim mạch cho thấy rằng những phụ nữ có nhồi máu cơ tim trước đó hoặc đã trải qua thủ thuật tái thông mạch máu có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim tái phát và tử vong.

Ở nhóm phụ nữ này cũng có nhiều khả năng phát triển phì đại thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, tăng độ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường, đột quỵ và bệnh thận mãn tính.

Kết luận

Giới tính là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về yếu tố nguy cơ và cách điều trị giữa hai giới.

Nhưng có sự khác biệt liên quan đến giới tính trong sinh lý học và dược động học cơ bản, cũng như các yếu tố xã hội và môi trường, có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định lâm sàng.

Các nghiên cứu đang được tiến hành để làm rõ hơn các vấn đề giữa giới tính và bệnh lý tăng huyết áp (cao huyết áp).

Nguồn : HealthManagement, Volume 19 - Issue 5, 2019

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/anh-co-tang-a72825.html