Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em diễn tiến qua từng giai đoạn

Sốt xuất huyết không đơn thuần là bệnh nhiễm trùng nhẹ, gây sốt, hết sốt là khỏi bệnh mà có thể biến chứng nghiêm trọng như suy tim, sốc do mất máu, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi…, thậm chí tử vong. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính. Dưới đây là hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn, bố mẹ có thể tham khảo để nhận biết dấu hiệu từ sớm và đưa con đi điều trị kịp thời.

BS.CKI Nguyễn Công Luận, Quản lý Y khoa khu vực 2 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường tăng cao vào những tháng mùa mưa. Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Trong giai đoạn nguy hiểm, tình trạng sốt thường thuyên giảm, thậm chí hết sốt hẳn nhưng đây có thể là dấu hiệu cho sự trầm trọng hóa của bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc xin sốt xuất huyết đầy đủ, đúng lịch để tạo miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.”

hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn, đặc biệt là vào mùa mưa, khi muỗi sinh sôi nảy nở, phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng chóng mặt trong những thập kỷ gần đây. Một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết với ước tính có khoảng 100 - 400 triệu ca nhiễm bệnh xảy ra mỗi năm (1). Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ em.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue có 4 type huyết thanh gây bệnh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. 4 tuýp này tương đối giống nhau, nhưng khác nhau đáng về về thành phần kháng nguyên. Vì vậy, sau khi khỏi sốt xuất huyết một lần, cơ thể chỉ có khả năng miễn dịch với chủng virus gây bệnh đó và vẫn có thể mắc phải sốt xuất huyết do chủng virus khác, những lần mắc tiếp theo bệnh có thể trở nặng và nguy hiểm hơn lần trước đó.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, có thể tự điều trị tại nhà theo sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế trong trường hợp bệnh diễn biến nhẹ, không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu chủ quan, lơ là cho rằng sốt xuất huyết thông thường sẽ không nguy hiểm, tự thực hiện các biện pháp kém khoa học, chăm sóc sai cách, có thể khiến bệnh trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, sốc do mất máu, xuất huyết não, hôn mê, tràn khí màng phổi…, thậm chí tử vong.

Do đó, việc nhận biết bệnh sốt xuất huyết qua hình ảnh là vô cùng quan trọng. Thông qua hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em, phụ huynh có thể nhận diện các triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết, từ đó sớm nhận biết bệnh. Phát hiện sớm có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng. Ngoài ra, một số trẻ có thể phát triển biến chứng nghiêm trọng như sốc hay xuất huyết. Việc nhận diện các dấu hiệu này qua hình ảnh giúp phụ huynh kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em qua các giai đoạn

Dưới đây là hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em qua từng giai đoạn. Bố mẹ có thể tham khảo để sớm phát hiện tình trạng bệnh sốt xuất huyết của trẻ, từ đó kịp thời cho trẻ đi khám và can thiệp điều trị y tế thích hợp.

1. Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn sốt

Sốt xuất huyết ở trẻ có thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày hoặc có thể đến 14 ngày sau khi được xác định là dương tính với virus Dengue. Sau khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, đau nhức toàn thân (cơ, xương, khớp), sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể tăng trên 39 độ C, buồn nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy, sưng hạch bạch huyết…

sốt xuẩt huyết gây sốt ở trẻ
Trẻ sẽ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng trên 39 độ C
sốt xuất huyết gây buồn nôn và nôn
Trẻ sẽ bị buồn nôn và nôn
hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ bị đau rát họng và đau hốc mắt
trẻ chảy mũi do sốt xuất huyết
Trẻ bị sổ mũi, hắt xì và chảy nước mũi liên tục

2. Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn đầu, trẻ tiến vào giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi triệu chứng sốt xuất hiện. Ở giai đoạn nguy hiểm, triệu chứng của bệnh sẽ trở nên dữ dội hơn, bao gồm phát ban, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu, người lạnh toát, huyết áp giảm nhanh, thậm chí sốc do giảm thể tích máu, phù nề mi mắt, khó thở và mất nước nghiêm trọng.

hình ảnh trẻ phát ban sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể trẻ sẽ bị phát ban
sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng
Trẻ bị chảy máu chân răng khi bước vào giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm
sốt xuất huyết chảy máu mũi
Trẻ bị chảy máu mũi khi bước vào giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm
phù nề mi mắt do sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu phù nề mi mắt
trẻ bị lạnh do sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ bị lạnh toát
sốt xuất huyết gây hoa mắt chóng mặt
Trẻ bị hoa mắt, chóng mặt khi bị sốt xuất huyết
sốt xuất huyết gây khó thở ở trẻ
Sốt xuất huyết trong giai đoạn nguy hiểm khiến trẻ khó thở và cần thở máy
biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Trong giai đoạn nguy hiểm, sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ

3. Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn hồi phục

Ở giai đoạn hồi phục, hiện tượng rò rỉ huyết tương giảm xuống, trẻ sẽ hết sốt sau khi vừa kết thúc giai đoạn nghiêm trọng, sức khỏe dần phục hồi, ít quấy khóc, thèm ăn, ăn nhiều, tiểu nhiều, huyết áp ổn định.

hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn hồi phục
Trong giai đoạn phục hồi, trẻ sẽ ít quấy khóc và thèm ăn hơn
hình ảnh trẻ hồi phục sau sốt xuất huyết
Trẻ cảm thấy khỏe hơn về thể trạng, các triệu chứng thuyên giảm đáng kể, tình trạng sức khỏe cải thiện trông thấy, cảm giác khó chịu cũng biến mất dần
trẻ hồi phục sau sốt xuất huyết
Trẻ phản ứng nhanh hơn, tích cực và chủ động hơn với các yếu tố từ môi trường bên ngoài
trẻ phục hồi sau sốt xuất huyết
Trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, tâm trạng tốt, cảm xúc dần ổn định ở giai đoạn phục hồi

Hình ảnh biến chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

1. Hình ảnh biến chứng suy tim

Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng suy tim và làm rối loạn hệ thống tuần hoàn do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể. Lúc này, tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất huyết liên tục khiến màng tim bị tràn dịch và gây ứ đọng, khiến tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, rối loạn chức năng tim mạch và có thể khiến tim bị phù nề, xuất huyết cơ tim, suy tim.

trẻ biến chứng suy tim do sốt xuất huyết
Hình ảnh biến chứng suy tim do sốt xuất huyết ở trẻ em
trẻ bị suy tim do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến trẻ bị suy tim

2. Hình ảnh biến chứng suy đa tạng

Biến chứng suy đa tạng do sốt xuất huyết là tình trạng rối loạn chức năng từ 2 hệ thống cơ quan ở người bệnh có bệnh lý cấp tính mà không thể duy trì sự cân bằng nội môi nếu không có can thiệp điều trị. Các biến chứng suy đa tạng thường gặp nhất là suy gan tối cấp, suy thận, tụt huyết áp, suy tim,…

trẻ suy đa tạng do sốt xuất huyết
Hình ảnh biến chứng suy đa tạng ở trẻ em cần nhập viện điều trị

3. Hình ảnh biến chứng xuất huyết não

Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra khi trẻ mắc sốt xuất huyết bị rối loạn nguyên tố đông máu: rong kinh, chảy máu cam dữ dội, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng… Biến chứng này mang theo nguy cơ tử vong rất cao cho người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

trẻ bị đau đầu do sốt xuất huyết
Trẻ bị đau đầu dữ dội khi bị sốt xuất huyết
trẻ bị xuất huyết não do sốt xuất huyết
Hình ảnh biến chứng xuất huyết não ở trẻ em do bệnh sốt xuất huyết gây ra

4. Hình ảnh biến chứng tràn dịch màng phổi

Ở giai đoạn đầu mới khởi phát bệnh sốt xuất huyết, trẻ ăn kém, nôn, tiêu chảy dẫn tới mất nước nhiều nên thường được bù nước và điện giải bằng cách truyền dịch. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang những giai đoạn sau, nếu bé vẫn được truyền dịch nhưng không chú ý tăng thải dịch ra ngoài thì rất dễ dẫn tới biến chứng tràn dịch màng phổi, viêm phổi hay phù phổi cấp.

sốt xuất huyết gây tràn dịch màng phổi
Hình ảnh biến chứng tràn dịch màng phổi ở trẻ em
trẻ bị biến chứng nặng do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến trẻ nằm ICU và phải thở bằng máy

5. Hình ảnh biến chứng hôn mê

Khi trẻ bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh dẫn đến hôn mê. Đây là dạng biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết.

trẻ hôn mê do sốt xuất huyết
Hình ảnh biến chứng hôn mê do sốt xuất huyết ở trẻ em

6. Hình ảnh biến chứng về mắt

Biến chứng về mắt do sốt xuất huyết đầu tiên là xuất huyết võng mạc dẫn đến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc gây suy giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.

Biến chứng về mắt thứ hai của bệnh sốt xuất huyết là xuất huyết trong dịch kính. Dịch kính chính là chất lỏng trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt thì ta mới có thể nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ ra, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến người bệnh không thể nhìn thấy mọi vật, gần như mù.

trẻ bị tổn thương mắt do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến mắt trẻ bị tổn thương
biến chứng sốt xuất huyết có thể khiến trẻ bị mù
Biến chứng sốt xuất huyết có thể khiến trẻ bị mù lòa vĩnh viễn

Hình ảnh phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban, sốt siêu vi

Thông qua những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, chắc hẳn phụ huynh đã nhận diện được những dấu hiệu để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trong giai đoạn đầu, sốt xuất huyết thường có triệu chứng khá giống sốt phát ban và sốt siêu vi khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em khi so sánh với sốt phát ban và sốt siêu vi.

1. Hình ảnh phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Sốt xuất huyết Sốt phát ban

Các nốt ban do sốt xuất huyết sẽ mọc toàn thân ngay từ đầu, không theo trình tự nhất định nào, có thể gây ngứa ngáy và khó chịu, xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi sốt bắt đầu.

Các nốt ban do sốt phát ban thường nổi đỏ, sáng, ban mịn, ít sần sùi trên mặt da, nổi đồng loạt khắp cơ thể, sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Sốt cao đột ngột, đau đầu nghiêm trọng, đau sau hốc mắt.

Thường gây sốt nhẹ kéo dài từ 3-5 ngày, có thể sốt cao.

Sốc sốt xuất huyết và hội chứng sốc Dengue là những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Hầu hết các trường hợp sốt phát ban không nguy hiểm và tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.

2. Hình ảnh phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Sốt xuất huyết Sốt siêu vi

Các nốt ban do sốt xuất huyết sẽ mọc toàn thân ngay từ đầu, không theo trình tự nhất định nào, có thể gây ngứa ngáy và khó chịu.

Có các đốm đỏ nhỏ xuất hiện trên da. Các nốt đỏ có khi xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện dần dần trong vòng vài ngày. Vị trí phát ban có thể là một vùng nhỏ ở trên cơ thể hoặc ở nhiều khu vực khác nhau. Khi chạm vào có thể đau hoặc khó chịu.

Trẻ mắc sốt xuất huyết khởi phát bởi tình trạng sốt cao đột ngột, thường rất cao, có thể lên đến 39-40°C.

Thường là sốt nhẹ đến sốt cao tùy thuộc vào từng loại virus.

Trẻ mắc sốt xuất huyết thường đối diện với những cơn đau đầu dữ dội, đặc biệt là đau sau hốc mắt, đau nhức cơ và khớp, gây cảm giác đau toàn thân, nên sốt xuất huyết còn được gọi là “sốt gãy xương”.

Sốt siêu vi thường gây sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho kèm cảm giác mệt mỏi, uể oải, đôi khi kèm đau cơ nhẹ.

Thông qua hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, phụ huynh có thể nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này giúp hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh và nguy cơ tử vong. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh và chặn đứng nguy cơ biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm ngừa vắc xin phòng sốt xuất huyết khi trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/hinh-anh-e-nho-anh-a72625.html