Chung lưng đấu cật là gì? Đây là câu thành ngữ khá quen thuộc thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu này. Ở bài viết dưới, Studytienganh sẽ giải đáp chi tiết về câu thành ngữ Chung lưng đấu cật cũng như ý nghĩa của một số câu gần nghĩa khác.
Chung lưng đấu cật là một thành ngữ khá quen thuộc và được sử dụng nhiều tại miền Bắc. Để hiểu được thành ngữ chung lưng đấu cật là gì, trước tiên Studytienganh sẽ cắt nghĩa 2 từ khóa quan trọng trong câu:
Cật
Từ này có 2 nghĩa, có thể hiểu là (1) Lưng hoặc (2) Thận. Trong việc sử dụng từ ngữ ngoài đời thực, Cật với nghĩa là Lưng được sử dụng nhiều hơn.
Ở trong thành ngữ này, Cật cũng được hiểu với nghĩa là Lưng. Thế nhưng ghi ghép nghĩa đen lại “Chung lưng, đấu lưng” thì chưa có nghĩa, vì thế, còn một từ khóa quan trọng trong câu nữa đó là từ “Đấu”
Đấu
Từ Đấu có thể được hiểu là thi đấu thế nhưng, theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, từ Đấu được hiểu với 2 nghĩa bao gồm: (1) Trộn, pha hoặc (2) Câu, nối dính nhau.
Ở trong thành ngữ này, từ Đấu được sử dụng, hiểu theo nghĩa thứ 2.
Như vậy, nếu viết theo nghĩa đen được dịch ra, ta có thể hiểu “Chung lưng đấu cật” là chung 2 tấm lưng lại, nối chúng lại với nhau.
Tóm lại, thành ngữ chung lưng đấu cật được hiểu với nghĩa chính xác nhất là: Cùng góp sức, đồng hành và dựa vào nhau, vượt qua những gian truân, khó khăn trong cuộc sống.
Bạn đã hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ Chung lưng đấu cật là gì chưa?
Khi tìm hiểu về câu thành ngữ Chung lưng đấu cật là gì, một số người cũng tìm kiếm thông tin về ý nghĩa của câu Chung lưng đấu sức.
Nhìn chung, ý nghĩa của “Chung lưng đấu sức” cũng tương đồng với câu Chung lưng đấu cật. Thế nhưng, nếu phải dùng từ điển Hán Việt mới có thể giải thích được câu Chung lưng đấu cật thì khi đọc qua câu “Chung lưng đấu sức”, chúng ta có thể dễ dàng hiểu hơn.
Tóm lại, Chung lưng đấu sức là ám chỉ việc cùng đồng đội hợp lòng chung sức, tựa nương vào nhau, cùng cố gắng giải quyết công việc, đối phó với những thử thách chông gai.
“Bốn biển một nhà” cũng là một câu thành ngữ khá quen thuộc. Câu này được hiểu với nghĩa là người ở khắp tứ phương, đoàn kết lại với nhau như một thể thống nhất, như một gia đình.
Câu thành ngữ này được dùng nhiều hơn ở trong thì quá khứ khi nước Việt Nam ta trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, khi đó người dân cả nước cùng đoàn kết, chung sức chung lòng để đấu tranh đòi lại quyền tự do độc lập
Ở trong thì hiện tại, câu thành ngữ này cũng vẫn được sử dụng. Chẳng hạn như trong thời điểm đại dịch covid, người dân cả nước “Bốn biển một nhà”, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.
Câu thành ngữ “Bốn biển một nhà” được hiểu là gì?
Về mặt ý nghĩa, câu “Kề vai sát cánh” cũng khá đồng nghĩa với câu “Chung lưng đấu cật”. Thế nhưng điểm khác là ở chỗ, thành ngữ “Chung lưng đấu cật” được sử dụng nhiều ở miền Bắc còn câu “Kề vai sát cánh” thì được sử dụng phổ biến hơn ở cả 3 vùng miền Nam - Trung - Bắc.
Tóm lại, ta có thể hiểu câu Kề vai sát cánh với nghĩa là cùng bên nhau, cùng chung sức với nhau để làm việc gì đó, nhằm đạt được một mục đích chung.
Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về câu hỏi Chung lưng đấu cật là gì. Qua đó là giải thích trọn vẹn nghĩ của thành ngữ trên. Bên cạnh đó, bài viết còn giải thích một số câu hỏi như Bốn biển một nhà là gì, Chung đức đấu sức là gì,...
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/chung-lung-dau-cat-nghia-la-gi-a71167.html