Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì?

Bài viết dưới đây, VOH sẽ giúp bạn giải mã ý nghĩa câu thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì để thấy được những triết lý, bài học nhân sinh ý nghĩa.

“Chó ngáp phải ruồi” là gì?

“Chó ngáp phải ruồi” là câu thành ngữ quen thuộc mà ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Mượn hình tượng của loài động vật gần gũi với đời sống người dân Việt Nam, người xưa muốn gửi gắm điều gì khi nói “Chó ngáp phải ruồi”?

Trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, con chó là động vật thân thiết, gần gũi và gắn bó từ lâu đời. Trong văn học dân gian, ông cha ta đã khéo léo quan sát những tập tính của loài chó để liên tưởng, ví von, đúc kết thành những châm ngôn có giá trị triết lý cao về nhân sinh. Chính vì thế, những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có sử dụng hình tượng con chó rất phổ biến và đa dạng về hàm nghĩa. Không chỉ hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ mà còn phê phán những hành vi, thói hư tật xấu trong xã hội.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì? 1

Theo nghĩa đen, thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” chỉ việc con chó vô tình há rộng miệng ra thở thật dài mà vẫn có thể táp được thức ăn mà không phải tốn công sức tìm kiếm. Hình ảnh “Chó táp phải ruồi” khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà chúng ta đều có thể đã nhìn thấy.

Loài ruồi vốn rất nhanh và tinh ranh, rất khó để bắt. Vậy mà đôi khi chó há miệng ngáp một cái sẽ táp trúng ngay. Từ hình ảnh thực tế trên, thành ngữ "Chó ngáp phải ruồi" đã mang đến nét nghĩa bóng mỉa mai những người đi lên không phải nhờ thực lực hay nỗ lực mà là do may mắn.

Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê giải nghĩa, "Chó ngáp phải ruồi" là thành ngữ chỉ trường hợp không có tài năng, chỉ tình cờ gặp may mà được cái gì.

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” ý nói một người gặp vận may một cách ngẫu nhiên, hiếm có.

Trong Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ của Nguyễn Lân, “Chó ngáp phải ruồi” dùng để chỉ những người không có tài nhưng vì gặp may mà thành công.

Ví dụ: Bạn ấy không chịu học hành mà vẫn thi đỗ, chắc là chó ngáp phải ruồi.

Như vậy, trong dân gian, ông cha ta đã dùng thành ngữ "Chó táp phải ruồi" để mỉa mai, châm biếm những kẻ bất tài hay lười biếng bỗng nhiên gặp được may mắn bất ngờ và thành công. Đồng thời cũng phê phán lối sống chỉ trông chờ vào vận may mà không "tự thân vận động" đối với cuộc đời mình.

Ý nghĩa của câu thành ngữ "Chó ngáp phải ruồi" cũng tương tự với câu thành ngữ "Mèo mù vớ cá rán" trong tiếng Việt.

"Chó ngáp phải ruồi" tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, "Chó ngáp phải ruồi" là "To get a godsend". Trong đó, "godsend" tạm dịch là của trời cho, điều gì đó tốt đẹp xảy ra bất ngờ, nhất là vào những thời điểm cần thiết.

Ví dụ: He is very lazy but his marks are still high. It to get a godsend. (Anh ấy lười biếng lắm mà điểm vẫn cao. Chẳng qua là chó táp phải ruồi).

"Chó ngáp phải ruồi" tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung, "Chó ngáp phải ruồi" là 瞎狗碰上死老鼠 /xiā gǒu pèng shàng sǐ lǎoshǔ/. Tạm dịch câu này là "Chó mù gặp chuột chết", mang những nét nghĩa tương tự khi nói về thành tựu đến một cách ngẫu nhiên nhờ vào vận may.

Bài học từ “Chó ngáp phải ruồi”: Sự may mắn vừa là món quà, vừa là cái bẫy

May mắn là một yếu tố luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ những cơ hội bất ngờ đến những thành công ngoài mong đợi.

May mắn cũng là một điều rất kỳ diệu trong cuộc sống khi nó giúp ta làm được những chuyện không tưởng. Ngoài năng lực, yếu tố may mắn cũng hỗ trợ một người nào đó trên con đường đi đến thành công.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì? 2

Tuy nhiên, khi thành công đến một cách bất ngờ đối với những người không có năng lực, nó sẽ trở thành cái bẫy đối với họ. Họ sẽ không nhận thức được những gì mình đang có và mình cần phải có. Nếu thành công đến quá dễ dàng, họ sẽ trở nên ảo tưởng với chính mình, từ đó không biết cố gắng trau dồi, cải thiện bản thân. Hoặc tệ hơn là trở nên lười nhát, chỉ biết trông chờ vào vận may tiếp theo.

Cơ hội và vận may như "Chó ngáp phải ruồi" không đến quá nhiều lần trong đời, nhất là với những ai không biết phấn đấu mà chỉ ngồi "há miệng chờ sung". Trong cuộc sống, cốt lõi của thành công là năng lực và sức mạnh nội tại. Để có được thành công lâu dài và bền vững thì không thể chỉ dựa vào những khoảnh khắc may mắn. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người chỉ vụt sáng rồi lặn mất tăm hơi do không thể duy trì thành công đến từ vận may của mình.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa thành ngữ "thùng rỗng kêu to" và bài học đằng sau Giải thích ý nghĩa thành ngữ "Ruột để ngoài da" nói về điều gì? Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ ‘Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ’ nói đến kinh nghiệm sống nào?

Các cách tận dụng vận may để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống

May mắn và cơ hội có thể đến với bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào. Để có thể đón nhận được điều đó, ta cần chuẩn bị điều kiện lý tưởng cho những cơ hội khi chúng tình cờ đến.

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể tận dụng vận may để biến chúng thành cơ hội, công cụ đạt được thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Trân trọng vận may và nắm bắt cơ hội

Không thể phủ nhận, may mắn là một món quà mà không phải ai cũng có. Rất nhiều người có tài, có năng lực, sống và làm việc chăm chỉ nhưng mãi vẫn chưa chạm đến được thành công như mong đợi. Nhưng có những người lại phất lên chỉ sau một đêm nhờ vào may mắn.

Thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” cũng gợi lên cho chúng ta bài học về việc trân trọng, tận dụng, nắm bắt cơ hội. Trên thực tế, khi biết cách tận dụng vận may và biến nó thành sức mạnh, động lực để tiến về phía trước thì may mắn là một đặc ân mà người đó xứng đáng được nhận.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì? 2

Không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực

Cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào nhưng nếu không có đủ năng lực để nắm bắt và tận dụng thì thật phí hoài. Vì vậy, bạn luôn phải học hỏi, trau dồi và phát triển những kỹ năng, kiến thức để không bỏ lỡ những cơ hội để thành công.

Đừng chỉ trông chờ vào vận may

Trong cuộc sống, không nên chỉ trông chờ vào vận may. Sự may mắn có thể đến và đi nhanh nếu ta không có khả năng nắm bắt và tận dụng. Vì vậy, hãy tập trung vào việc xây dựng kỹ năng, học hỏi, làm việc chăm chỉ và đề ra kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình. Sự cố gắng và sự kiên nhẫn là yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công dài hạn.

Tóm lại, câu thành ngữ "Chó ngáp phải ruồi" không chỉ mỉa mai những người không có năng lực nhưng vẫn thành công nhờ may mắn, mà còn mang đến những bài học về thái độ đón nhận vận may. Không bao giờ tự mãn và phải luôn tiến về phía trước, đó là cách tận dụng vận may một cách thông minh và hiệu quả.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa thành ngữ 'Rán sành ra mỡ' nói về điều gì? Giải thích thành ngữ “Máu chảy ruột mềm” nghĩa là gì? Giải thích thành ngữ "Được ăn cả, ngã về không" nghĩa là gì?

Một số thành ngữ, tục ngữ về sự may mắn

Khi chúng ta gặp vận may thì làm việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi. Do đó, bên cạnh thành ngữ "Chó táp phải ruồi", ông cha ta ngày xưa còn đúc kết những câu tục ngữ, thành ngữ nói về sự may mắn nhằm đề cao yếu tố may mắn hiện hữu trong cuộc sống.

1. Tốt số hơn bố giàu​

2. Ngồi mát ăn bát vàng

3. Học chẳng hay, thi may thì đỗ

4. Buồn ngủ lại gặp chiếu manh

5. Chuột sa chĩnh gạo

6. Cầu được ước thấy

7. Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co

8. Không cầu mà được, không ước mà nên

9. Đắc thời đắc thế

10. Gặp thời gặp vận.

Hình tượng con chó trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam

Con chó là con vật gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, hình ảnh của chúng xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian, cụ thể là thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Dưới đây là một vài gợi ý tiêu biểu do VOH tổng hợp gửi đến bạn.

1. Chó cậy gần nhà / Chó cậy gần chủ

2. Đánh chó phải ngó chủ nhà

3. Chó cắn người là chó không hé răng

4. Mắt chó coi người thấp

5. Chó không đổi được thói ăn bẩn

6. Chó cậy oai chủ

7. Chó ruồi vây quanh

8. Chó cái cắn con

9. Chó cắn áo rách

10. Chó chạy trước hươu

11. Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi

12. Chó già giữ xương

13. Chó dữ mất láng giềng

14. Chó treo, mèo đậy

15. Chó đâu có sủa chỗ không

16. Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày

17. Chó gầy hổ mặt người nuôi

18. Chó bờ giếng không sao, chó bờ ao thì bị người ta cắn cổ

19. Chó dại có mùa, người dại quanh năm

20. Chó khôn tha ra bãi, chó dại tha về nhà

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” là gì? 4

21. Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn

22. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

23. Chó 3 năm mới nằm, gà 3 lần vỗ cánh mới gáy

24. Chó giữ nhà, gà gáy trống canh

25. Chó giống cha, gà giống mẹ

26. Mèo đàng, chó điếm

27. Chó liền da, gà liền xương

28. Chó tha đi, mèo tha lại

29. Chó quen nhà, gà quen chuồng

30. Chó lê trôn, gà gáy gở

31. Chó tháng ba, gà tháng bảy

32. Hục hặc như chó với mèo

33. Chó nhảy bàn độc

34. Chó mặc váy lĩnh

35. Chó chực máu giác

36. Chó chực chuồng chồ

37. Quăng xương cho chó cắn nhau

38. Nói như chó ngậm cám

39. Nói như chó ăn vụng bột

40. Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu

41.Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo

Trên đây là phần giải thích “Chó ngáp phải ruồi” là gì của VOH. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm cái nhìn sâu sắc về câu nói cũng như có được những bài học đắt giá cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống của mình từ câu thành ngữ quen thuộc này.

Đừng quên cập nhật thêm những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/cho-tap-phai-ruoi-a70393.html