Có thể bạn chưa biết những ngày đặc biệt về môi trường

Hàng năm, sự kiện được quan tâm nhất trên toàn thế giới luôn là sự kiện Ngày Môi trường thế giới 5/6 (World Environment Day) với nhiều sự kiện nổi bật, thu hút đông đảo người dân trên khắp các quốc gia tham gia, chung tay bảo vệ môi trường. Sự kiện này đã và đang lan toản đến cộng đồng ý thức trách nhiệm với môi trường, sống tốt hơn vì môi trường.

Ngoài sự kiện Ngày Môi trường thế giới 5/6, hàng năm Thế giới còn có nhiều sự kiện, ngày đặc biệt về môi trường mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Tạp chí Công nghiệp môi trường tìm hiểu và lan tỏa thông tin những ngày đặc biệt về môi trường đến bạn bè và cộng đồng để có những hành động, giải pháp kịp thời chung tay bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Ngày 02 tháng 02: Ngày Đất ngập nước thế giới

Ngày 02 tháng 02: Ngày Đất ngập nước thế giới Ngày 02 tháng 02: Ngày Đất ngập nước thế giới

Ngày 02 tháng 02 hằng năm được chọn là ngày Đất ngập nước Thế giới, đánh dấu sự ra đời của Công ước Ramsar tại hội nghị Đất ngập nước vào ngày 2/2/1971 tại bờ biển Caspian thuộc thành phố Ramsar, Iran. Đây là Công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92 nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử dụng hợp lý" các vùng này.

Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp".

Ngày 14 tháng 3: Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông

Ngày 14 tháng 3: Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông Ngày 14 tháng 3: Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông

Ngày 14 tháng 3 hàng năm là Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông. Hàng năm, hàng nghìn người khắp thế giới cất cao tiếng nói đểkỷ niệm các dòng sông thế giới và những con người đã đấu tranh để bảo vệ chúng. Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông là ngày để cải thiện các chính sách và có những hành động giáo dục, đưa ra các giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng từ các dòng sông.

Ngày 21 tháng 3: Ngày rừng thế giới

Ngày 21 tháng 3: Ngày rừng thế giới Ngày 21 tháng 3: Ngày rừng thế giới

Vào tháng 11 năm 1971, theo yêu cầu của Liên đoàn Nông nghiệp châu Âu, các chính phủ thành viên của FAO đã ủng hộ việc lựa chọn ngày 21 tháng 3 làm Ngày Rừng Thế giới. Từ đó nhiều nước đã áp dụng thực tiễn này.

Ngày 22 tháng 3: Ngày nước thế giới

Ngày Nước Thế giới đã được lựa chọn vào ngày 22 tháng 3 kể từ năm 1993 khi Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước Thế giới.

Ngày 22 tháng 3: Ngày nước thế giới Ngày 22 tháng 3: Ngày nước thế giới

Ngày này lần đầu được đề xuất chính thức trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 (UNCED) ở Rio de Janeiro, Brazil. Bắt đầu từ năm 1993 và phát triển nhanh chóng được công chúng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ và ngày này đã trở thành một xu hướng phổ biến trên Facebook.

Ngày 23 tháng 3: Ngày khí tượng thế giới

Ngày 23 tháng 3: Ngày khí tượng thế giới Ngày 23 tháng 3: Ngày khí tượng thế giới

Ngày Khí tượng thế giới của Liên hợp quốc được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 3 để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới từ năm 1950. Nhiều hoạt động và sự kiện khác nhau được tổ chức vào dịp này.

Năm 2023 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “The Future of Weather, Climate and Water across Generations” - chủ đề tuyên truyền của Việt Nam là: “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”. Ý nghĩa của chủ đề này là khẳng định giá trị của thông tin, thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội đồng thời kêu gọi trách nhiệm của mỗi một cá nhân trên thế giới cần thể hiện vai trò và trách nhiệm trước cuộc sống hiện tại và tương lai nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động suy thoái môi trường.

Ngày 31 tháng 3: Giờ Trái Đất

Ngày 31 tháng 3: Giờ Trái Đất

Hàng trăm triệu người, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ khắp thế giới hàng năm tập hợp lại để ủng hộ sự kiện môi trường lớn nhất trong lịch sử Giờ Trái Đất.

Giờ Trái Đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3).

Ngày 22 tháng 4: Ngày Trái Đất

Ngày 22 tháng 4: Ngày Trái Đất Ngày 22 tháng 4: Ngày Trái Đất

Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất. Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21-03-1970. Thành phố San Francisco đã hưởng ứng, công bố ngày 21-03-1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng thư ký Liên hợp quốc U Thant đã công bố đó là ngày Trái Đất quốc tế.

Ngày 22 tháng 5: Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học

Ngày 22 tháng 5: Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học Ngày 22 tháng 5: Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học

Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học thế giới) được khởi xướng bởi Liên hợp quốc năm 1993 nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học. Hiện nay, ngày này được tổ chức vào ngày 22 tháng 5 hàng năm.

Ngày 05 tháng 6: Ngày Môi trường Thế giới

Ngày 05 tháng 6: Ngày Môi trường Thế giới Ngày 05 tháng 6: Ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới (tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt: WED) được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hợp quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Các hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.

Ngày 06 tháng 6: Ngày Đại dương Thế giới

Ngày 06 tháng 6: Ngày Đại dương Thế giới Ngày 06 tháng 6: Ngày Đại dương Thế giới

"Ngày Đại dương Thế giới" (World Ocean Day) là sáng kiến lần đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế Đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này.

Nhờ những nỗ lực toàn cầu không mệt mỏi nói trên, từ năm 2009 Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 06 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới.

Ngày 28 tháng 9: Ngày Người tiêu dùng xanh

Ngày 28 tháng 9: Ngày Người tiêu dùng xanh Ngày 28 tháng 9: Ngày Người tiêu dùng xanh

Ngày Người tiêu dùng xanh được công nhận trên toàn thế giới kêu gọi sự chú ý của mọi người đến hoạt động tiêu dùng và tác động của nó đến môi trường. Ngày này giúp các cá nhân tìm hiểu cách sử dụng túi tiền của mình để chi cho những doanh nghiệp, dịch vụ và sản phẩm có tính bền vững đối với môi trường, mục tiêu là để tăng nhận thức về các lựa chọn mua hàng bền vững và cách để kết hợp vào các thói quen hàng ngày

Ngày 13 tháng 10: Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai

Ngày 13 tháng 10: Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai Ngày 13 tháng 10: Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai

Do sự thay đổi của môi trường, con số thiên tai ngay càng tăng lên. Các nỗ lực của con người đã được thực hiện để giảm nhẹ các thiên tai này. Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai (IDDR) khuyến khích mọi công dân và chính phủ tham gia xây dựng cộng đồng và đất nước có khả năng chống chọi thiên tai tốt hơn. Theo nghị quyết số 44/236 (ngày 22 tháng 12 năm 1989) Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày Thứ Tư thứ hai của tháng Mười làm Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai với tư cách là một phần của tuyên bố về Thập kỷ Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai.

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/hoi-nghi-nao-the-hien-su-no-luc-chung-cua-the-gioi-trong-van-de-bao-ve-moi-truong-a70314.html