1. Lựa chọn phương pháp tốt nhất
Có rất nhiều các phương pháp học tập khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, chính vì thế làm sao để sử dụng có hiệu quả từng phương pháp là vấn đề quan trọng. Để ôn thi một cách hiệu quả bạn hãy chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp với bản thân.
Một số lưu ý khi học môn Văn chính là:
2. Tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý liên quan đến các vấn đề nhận thức, lối sống, quan hệ gia đình - xã hội,... chẳng hạn như: nghị luận về tư tưởng cây ngay không sợ chết đứng, chết vinh còn hơn sống nhục,...
Một số lưu ý đối với dạng đề tư tưởng đạo lý:
3. Hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng bài nghị luận đề cập đến các vấn đề của cuộc sống xung quanh như: bạo lực học đường, lối sống của giới trẻ hiện nay, tình hình biển Đông, an toàn giao thông,... Dạng bài tập này thường được hỏi trong các đề thi THPT và kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm.
Một số lưu ý khi làm bài:
4. Lập dàn ý - mở bài
Ngữ văn, một môn học gây ám ảnh đối với nhiều học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Là môn học được cho là khá khó để có thể học tốt. Nhưng đây lại là môn bắt buộc có trong tất cả các lần thi như: thi cuối kì, cuối cấp, thi tốt nghiệp, thậm chí nếu ai chọn khối xã hội thì chắc chắn phải vượt qua bài thi môn Văn. Một trong những yếu tốt bạn cần chuẩn bị tốt cho bài thi văn của mình chính là có dàn ý chuẩn, đầy đủ và một mở bài có nét riêng biệt. Khi lập dàn ý cho dạng bài nghị luận xã hội ta cũng thực hiện tương tự như viết một bài văn bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Phần mở bài: Cần giới thiệu về nghị luận xã hội. Có thể sử dụng cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề. Mở bài nên viết ngắn gọn, đúng trọng tâm và lôi cuốn người đọc. "Đầu xuôi đuôi lọt" vì vậy mà mở bài đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo thiện cảm cho người đọc, người nghe. Khi mở bài lôi cuốn người đọc thì bài viết đó sẽ nhận được nhiều sự ưu ái hơn khi cho điểm hay còn gọi là "Lấy lòng Ban giám khảo".
5. Thân bài - kết bài
Khi đã có được một mở bài hoàn hảo, đủ hấp dẫn để dẫn dắt vấn đề của đề bài cần nghị luận. Phần điểm còn lại sẽ phụ thuộc vào cách triển khai ý trong dàn bài bạn đã lập. Phần thân bài là nội dung cốt yếu của bài thi, do vậy bạn cần dành nhiều thời gian để hoàn thiện nó một cách trọn vẹn nhất. Sau đó, kết bài cũng cần viết tương đương với mở bài, tránh trường hợp không đủ thời gian và viết ngắn, viết hời hợt chỉ 1 câu kết nhé.
6. Hình thức đẹp
Một bài văn đạt điểm cao sẽ bao gồm hai yếu tố là nội dung và hình thức đều trọn vẹn. Chính vì thế, để có điểm cao ở môn Văn nói chung hay phần văn nghị luận xã hội nói riêng, bạn không những viết hay mà còn phải đảm bảo trình bày sạch đẹp, chỉn chu. Bởi lẽ, nội dung có tốt bao nhiêu nhưng hình thức trình bày không đẹp có thể dẫn đến mất điểm hoặc điểm không cao, khó gây ấn tượng tốt đối với người chấm.
Chữ viết trong bài có thể không đẹp nhưng chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, trình bày sạch sẽ, không được tẩy xóa, bôi đen, gạch bỏ lung tung trong bài làm… Ngược lại, bài văn chữ cẩu thả, trình bày gạch xóa, thử hỏi có ai muốn đọc hết mấy tờ giấy như vậy? Kể cả bạn có viết hay đến đâu, khi người chấm cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì chữ xấu và quá nhiều gạch xóa chắc chắn bài của bạn cũng bị đánh giá không cao.
7. Sử dụng dẫn chứng có chọn lọc
Muốn có bài thi văn điểm cao, không chỉ cần lí lẽ hay mà bạn phải có dẫn chứng tiêu biểu cũng như cách khai thác dẫn chứng lôi cuốn. Chính vì thế vậy, có thể nói trong các bài văn nghị luận xã hội, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Thiếu dẫn chứng, bài viết của bạn không đủ thuyết phục và khả năng sẽ không giành được điểm tối đa.
Trong bài văn nghị luận, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Trong vô vàn dẫn chứng trong xã hội, ngay khi ôn tập ở nhà, bạn cũng cần chuẩn bị một vài cái tên tiêu biểu để tránh mất thời gian. Để phần dẫn chứng của bạn có giá trị nhất, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
8. Viết đúng và trúng
Một bài văn đạt điểm cao không hẳn phải là một bài văn viết quá dài. Bí kíp làm văn nghị luận tiếp theo mà Toplist muốn chia sẻ chính là hãy viết đúng và trúng, đừng viết quá dài. Bởi lẽ, viết càng dài càng tốt hay viết càng dài càng được nhiều điểm là ý nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm.
Vì vậy, các bạn nên tự lập cho mình dàn ý trước khi viết, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng để khi viết ta không bị lan man, dài dòng. Bạn cần hiểu rằng: việc lập dàn ý giống như vạch định cho mình một kế hoạch, các bước đi khoa học dễ dàng thực hiện ý tưởng đã được định hình sẵn. Tuy nhiên, không viết dài không có nghĩa là viết quá ngắn. Nếu bài văn ngắn quá sẽ làm mất hứng người chấm, không đủ thuyết phục và không bàn luận sâu vào vấn đề.
9. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Khi ôn tập nội dung văn nghị luận xã hội, bạn cần tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm để có thể đúc kết những kinh nghiệm làm bài. Để có bước chuẩn bị hiệu quả, bạn nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông qua bước tham khảo đề, luyện đề sẽ giúp cho các bạn có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng… Các bạn cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt trong biểu điểm chấm thi, hay qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó. Như vậy, bài của các bạn sẽ rất sát với đáp án của Bộ và sẽ được đánh giá rất cao.
10. Sáng tạo
Nếu bạn đã là một học sinh có nền tảng tốt ở môn Văn, hãy thêm một số yếu tố sáng tạo để bài văn của bạn thêm chất riêng, điều này có thể sẽ mang lại cho bạn điểm số cao. Tính sáng tạo này thể hiện ở cách viết mở bài, triển khai dẫn chứng, sử dụng câu. Trong một đoạn văn các bạn nên đa dạng hóa kiểu câu, bên cạnh câu đơn, câu tường thuật, nên dùng câu phức, cảm thán, câu hỏi tu từ nhằm tạo ra giọng điệu mới. Bên cạnh đó, các bạn không nên dùng những dẫn chứng quá quen thuộc, quá phổ biến dễ gây nhàm chán; ngôn từ nên đa dạng linh hoạt và chính xác...
Khi viết bài nghị luận văn học, phần mở bài nên cố gắng dùng một câu thơ hay lời văn, câu danh ngôn của các tác gia nổi tiếng trong và ngoài nước có ý nghĩa gần gũi với tác phẩm được đề cập trong đề thi nhằm tạo ấn tượng ngay từ đầu với giám khảo. Để làm được điều này đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và đọc nhiều tài liệu tác phẩm văn học ngoài chương trình; gặp lời thơ, lời văn nào có ý nghĩa mình đều ghi lại vào sổ tay - đây là thói quen cần thiết đối với bất kì người học văn nào.
- Sưu tầm, tổng hợp -
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/cach-lam-bai-nghi-luan-a70176.html