Theo kinh nghiệm dân gian ‘Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa’. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ‘trăng quầng’ hay ‘trăng tán’ nghĩa là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về câu tục ngữ được đúc kết từ việc quan sát thiên nhiên của người xưa.
Nếu để ý chúng ta có thể thấy các hiện tượng thiên nhiên đều có mối liên kết với nhau. Trong câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, ông cha ta cũng đã dùng hiện tượng “trăng quầng’, “trăng tán” để dự đoán việc trời mưa, trời nắng.
Cụ thể “trăng quầng” là hiện tượng có một quầng sáng trắng hình tròn bao quanh mặt trăng. Vùng sáng này thường được gọi là hào quang của trăng (moon’s halo). Đây là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái đất.
Theo kinh nghiệm của cha ông ta, khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Nếu lý giải trên phương diện khoa học, khi trời oi nóng, hơi nước ít, mật độ nước đóng băng trên khí quyển ít thì khi ánh sáng mặt trăng đi qua sẽ bị khúc xạ, tạo thành vòng sáng trắng quanh mặt trăng.
Ngược lại, khi tầng cao khí quyển nhiều mây, nhiều nước đóng băng, ánh sáng mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần nên tạo ra vùng sáng nhiều màu bao quanh và không tách ra khỏi mặt trăng. Đây chính là hiện tượng “trăng tán” được nhắc đến trong câu tục ngữ, cũng là dấu hiệu dự báo trời dễ, sắp có mưa.
Như vậy, câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” đã căn cứ vào một trong những hiện tượng khá dễ quan sát bằng mắt thường của mặt trăng để cung cấp thông tin về thời tiết trong thời gian gần. Điều quan trọng, nó không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà còn phù hợp với góc nhìn khoa học.
Xem thêm: Vì sao 'Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm'?
Mặc dù là những bài học kinh nghiệm dân gian từ xưa, từ thời còn chưa có các bằng chứng xác thực từ khoa học nhưng câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” vẫn có độ chính xác rất cao. Cách giải thích trong vật lý cũng như thực tế đã giúp chúng ta chứng minh được điều này. Đây cũng là lý do mà đến tận ngày nay, những kiến thức được đúc kết trong ca dao, tục ngữ vẫn luôn có giá trị và được trân trọng.
Tuy nhiên, những câu ca dao, tục ngữ mang bài học dân gian do cha ông ta đúc kết lại chỉ có tính chất tương đối chứ không thể áp dụng tuyệt đối. Ví dụ như theo kinh nghiệm dân gian, trăng càng quầng thì càng “hạn”, càng oi bức, nóng nực.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trời trở nên oi là dấu hiệu của trời chuẩn bị mưa bão. Điều này xảy ra do sự chênh lệch áp suất trong khí quyển. Hoặc có trường hợp trăng có thể đồng thời “quầng” và “hạn” cùng một lúc. Đó là do mật độ và số lượng tầng mây trong khí quyển thay đổi, dẫn tới hiện tượng trên.
Chính vì vậy, với câu “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", chúng ta có thể tham khảo các dấu hiệu trên để dự báo thời tiết một cách tương đối, chứ không nên coi là tuyệt đối đúng trong mọi trường hợp.
Xem thêm: Kinh nghiệm đoán biết thời gian của người xưa thể hiện qua câu tục ngữ ‘Nắng chóng trưa, mưa chóng tối’
Khi chưa có sự phát triển của máy móc, chưa có nhiều kiến thức khoa học, những câu tục ngữ về hiện tượng thiên nhiên như câu “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” là cách dự đoán thời tiết duy nhất được cha ông ta đúc kết và truyền dạy lại cho con cháu. Chúng ta cùng tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa tương tự về thời tiết trong phần tiếp theo nhé.
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/trang-quang-thi-han-trang-thi-mua-a70051.html