Dụng cụ y tế bằng cao su sau một thời gian sử dụng có thể sẽ bị hỏng hoặc xảy ra lỗi, gây ảnh hưởng tới quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính vì vậy bạn cần biết cách bảo quản các loại dụng cụ y tế bằng cao su. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của nhatthuoc.vn để hiểu chi tiết hơn về cách bảo quản.
Dụng cụ y tế bằng cao su
>> Bộ dụng cụ y tế sử dụng trong các tình huống khẩn cấp
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể gây thiệt hại cho các loại dụng cụ y tế làm bằng cao su. Cụ thể:
Khí O2 và O3 oxy hóa các dây nối đôi trong các phân tử cao su, biến phân tử cao su trở thành hydrocarbon no làm cho cao su mất dần đi độ bền chắc và tính đàn hồi. Khi dụng cụ y tế bằng cao su bị oxy hóa, mặt ngoài cao su có thể sẽ tạo thành lớp màng cứng, khi bị cọ xát hoặc bẻ cong thì màng đó có thể sẽ bị rạn nứt. Oxy theo các vết nứt đó chui sâu vào trong tiếp tục oxy hóa, lớp màng cứng càng dày thêm và cao su sẽ trở nên mau hỏng hơn.
Các dụng cụ y tế bằng cao su thường có màu cho nên dễ bị hấp thụ ánh sáng rất mạnh. Nếu để ánh nắng chiếu vào, chất liệu cao su sẽ bị nóng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng oxy hóa, lưu hóa, phản ứng giữa các chất tự do trong cao su và chất phụ gia. Tuy vậy, ánh sáng không xuyên được sâu cho nên các dụng cụ y tế bằng cao su càng mỏng sẽ càng dễ hỏng hơn so với các dụng cụ dày.
Nhiệt độ có thể làm cho cao su bị lưu hóa một cách quá mức, dần dần cao su sẽ bị cứng lại và mất tính năng đàn hồi. Nhiệt độ cao có thể làm thúc đẩy các quá trình phản ứng phân hủy cao su và làm cho các dụng cụ y tế bằng cao su dễ giòn và dễ nứt gãy.
Các chất oxy hóa và các chất thuộc nhóm halogen có tác động rất xấu tới các dụng cụ y tế làm bằng cao su. Nhiều dụng cụ y tế bằng cao su có thể bị trương nở hoặc bị hòa tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, xăng hay dầu mỡ…
>> Dụng cụ y tế bằng kim loại và những điều bạn cần biết
Bảo quản dụng cụ y tế bằng cao su
>> Quy trình rửa dụng cụ y tế chuẩn
Để có thể bảo quản tốt các loại dụng cụ y tế bằng cao su, chúng ta cần có biện pháp thích hợp nhằm mục đích ngăn chặn các tác nhân gây hư hại tới chúng:
Khi bảo quản dụng cụ y tế bằng cao su trong kho
Độ ẩm trong kho bảo quản dụng cụ y tế bằng cao su phải duy trì ở mức 80%. Nước ta thường có độ ẩm trung bình khoảng 80% nên rất thích hợp nhưng cũng không được chủ quan. Bởi nếu ẩm quá có thể sẽ làm mục vải cao su. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản các dụng cụ làm bằng cao su là 10-20 độ C.
Tiệt trùng
Để các dụng cụ y tế bằng cao su bền và sử dụng được lâu, có thể áp dụng một trong các cách tiệt trùng sau:
Vệ sinh sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng các dụng cụ y tế bằng cao su, cần phải rửa sạch và lau khô rồi sau đó đem bảo quản theo quy định.
Trên đây là một số chia sẻ của nhatthuoc.vn về cách bảo quản dụng cụ y tế bằng cao su. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các loại dụng cụ này.
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/cach-bao-quan-do-dung-bang-cao-su-a69934.html