Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Lá rụng về cội’ khuyên người ta điều gì?

Mỗi chúng ta khi sinh ra đều đã mang cho mình những số phận đã được định sẵn từ gia cảnh đến cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng giống nhau hoặc là họ sẽ chấp nhận hoặc chống lại định mệnh đó. Những hoàn cảnh khó khăn sẽ bôn ba chân trời để tìm kiếm một khoảng trời mới.

Con người ta thường có ý thức sinh tồn mạnh mẽ họ sẽ quyết định thử bước ra ngoài xã hội với mong muốn thay đổi cuộc sống của mình. Thế nhưng, tuy xa quê nhưng chắc chắn họ vẫn sống đúng như câu nói ‘Lá rụng về cội’.

1. “Lá rụng về cội” là gì?

Theo nghĩa đen, thành ngữ “Lá rụng về cội” nói đến quy luật của tự nhiên, những chiếc lá “già”, những chiếc lá đã đi hết vòng đời của mình đều sẽ rụng xuống gốc cây - nơi mọi thứ được bắt đầu.

2. “Lá rụng về cội” nghĩa là gì?

Xét trên nghĩa bóng, câu thành ngữ “Lá rụng về cội” nói về việc con người (chiếc lá) dù có đi đâu, làm gì… thì cuối cùng đều trở về với quê hương, với cội nguồn, với nơi mình đã sinh ra (cội). Đây vừa là quy luật tự nhiên vừa là lời nhắc nhở chúng ta sống phải biết nhớ tới nguồn gốc của bản thân mình.

‘Lá rụng về cội’ là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ ‘Lá rụng về cội’ 1

Ví như có những người yêu thích sự mới mẻ muốn sống một cuộc sống phồn hoa đô thị, có những người vì sự nghiệp mưu sinh mà phải làm ăn xa nhà, tha phương cầu thực... Nhưng dù vì lý do nào đi chăng nữa thì sau tất cả ai cũng cũng mong về lại quê hương như đúng câu thành ngữ mà ông bà ta vẫn nói “Lá rụng về cội”.

Xem thêm: ‘Kính lão đắc thọ’ - câu tục ngữ chứa đựng nhiều bài học sâu sắc, dạy chúng ta cách cư xử đúng mực

3. Những câu nói hay về quê hương, về cội nguồn

Quê hương là nơi chúng ta tìm về sau những xô bồ mệt mỏi. Nơi đây mang lại sự bình yên cho mỗi người và chứa đựng những kỷ niệm đẹp in sâu và hiện hữu trong tâm trí mỗi chúng ta. Dưới đây là những câu nói hay, mang ý nghĩa tương tự câu thành ngữ “Lá rụng về cội” mà bạn có thể tham khảo.

  1. Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi. - Đỗ Trung Quân
  2. Tình yêu gia đình là mầm mống của tình yêu quê hương và của nhân đức xã hội. - P. Bokentanô
  3. Trên đời này, ngoài gia đình, sẽ chẳng có ai sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những sai lầm của bạn, rồi còn an ủi, vỗ về bạn. - Sưu tầm
  4. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê. - Sưu tầm
  5. Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn chờ mong ta đó. - Bình Minh
  6. Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ. - Dos Parsons
  7. Nhớ nhà là khi giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, những khó khăn mà ta gặp phải ở nơi đất khách, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm. - Sưu tầm
  8. Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. - Sưu tầm
  9. Trở về nhà, mảnh đất nơi tôi được sinh ra và nuôi lớn, trở về nhà để được nhìn thấy dáng mẹ và bóng cha, trở về nhà để được ngồi bên mâm cơm dù chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó là bữa cơm đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình yêu thương. - Sưu tầm
  10. Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. - Hồ Chí Minh
  11. Sông của quê hương sông của tuổi trẻ, sông của miền Nam đất việt thân yêu. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy. - Tế Hanh
  12. Có những ngày con chỉ muốn gục ngã vì những khó khăn và sóng gió cuộc đời, bỗng thấy nhớ nhà đến chảy nước mắt, chỉ muốn bắt ngay chuyến xe đêm về nhà tìm chút yên bình. - Sưu tầm
  13. Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của Bố Mẹ nó đơn giản như thế nào đâu. - Sưu tầm
  14. Nhà là thế đấy chả cần cao sang, buồn thì chạy ra vườn rau hì hục cuốc cuốc, xới xới rồi nhổ mớ rau vào nấu, gà thì vào chuồng bắt mà thịt thôi… mọi thứ sạch, an toàn tuyệt đối luôn. - Sưu tầm
  15. Nhớ nhà có đôi chút giống như cảm giác đắm chìm sau khi chia tay. Đôi khi bạn chỉ đau khổ và ăn quá nhiều kem trong vài ngày - nhưng sau đó bạn cần phải đứng dậy. - Sưu tầm
‘Lá rụng về cội’ là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ ‘Lá rụng về cội’ 2
  1. Yêu thương ba mẹ nhiều hơn nhé mọi người, cuối năm rồi, sắp được về quê thăm nhà rồi. - Sưu tầm
  2. Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước. - Napoleon
  3. Nếu có một ngày, tôi có đủ khả năng cống hiến cho lợi ích công cộng của chúng ta, tôi cho rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất thế giới. - Ingres
  4. Dù tôi không làm gì cũng luôn nghĩ, nếu tinh thần và sức lực cho phép, tôi chỉ muốn phục vụ cho tổ quốc mình trước tiên. - Pavlov
  5. Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc. - Aristotle
  6. Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ. - Nicolaisuyev
  7. Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc. - A.Bogomolet
  8. Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hoặc vì sức nước mạnh hay yếu. Mọi người yêu nó vì nó là tổ quốc của mình. - Seneca
  9. Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó. - Sưu tầm
  10. Xa nhà, ta biết trân trọng hơn tình đồng hương, tình nghĩa bạn bè. Phải sống ở một nơi xa lạ thì mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi bắt gặp một giọng nói quen thuộc của quê ta, mới thấu hiểu được hơi ấm của bạn bè khi không có gia đình bên cạnh. - Sưu tầm
  11. Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không? Cuộc sống xa nhà sẽ dạy chúng ta nhiều thứ. Để mỗi chúng ta nhận ra rằng: người ta xa là để lớn, xa là để trưởng thành hơn. - Sưu tầm
  12. Ta lại về cánh đồng lúa hăng say, cùng năm tháng ngất ngây trong mùa vụ. - Sưu tầm
  13. Gia đình là nơi sẵn sàng bao dung cho mọi tật xấu, mọi điểm không tốt của bạn, nhưng luôn hy vọng bạn có thể trở nên tốt hơn. - Sưu tầm
  14. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình. - Sưu tầm
  15. Cây có cội mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông. - Sưu tầm
  16. Dù xa cách mấy trùng dương, ở đâu cũng có quê hương trong lòng. - Sưu tầm

Xem thêm: Tập hợp những câu nói hay về quê hương đong đầy tình cảm

4. Một số bài thơ hay về quê hương, nguồn cội

Cùng lắng nghe bài thơ mà chúng tôi sưu tầm dưới đây để hiểu rõ về ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng nơi gọi là cội nguồn, là quê hương.

Lá rụng về cội - Tác giả Hoàng Hải

Tiếc thay số phận lá vàng Khi mùa thu đến, ngỡ ngàng chia xa Cành khô rời bỏ lá già Thân cây trơ trọi, như là sang đông !

Ta bà là chốn hư không Thuận theo bản ngã, nước sông xuôi dòng Tình đời một mớ bòng bong Niết bàn cõi Phật... trông mong lối về.

Bụi trần bao phủ bốn bề Tịnh tâm gội rửa, nặng nề chi đâu Tìm về Phật Pháp nhiệm mầu Cuộc đời an lạc... buồn rầu tiêu tan.

Lìa xa tội lỗi lầm than Tu tâm dưỡng tính... Niết bàn cõi tiên!

Một số bài thơ ngắn về quê hương mang ý nghĩa sâu sắc

1. Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

2. Quê hương là con đò nhỏ

Mẹ về khua nước ven sông

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

3. Quê hương là gì hở mẹ

Mà sao cô giáo bảo phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều.

‘Lá rụng về cội’ là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ ‘Lá rụng về cội’ 3

4. Ra đi cánh gió phương trời lạ

Vẫn nhớ non sông một mái nhà

Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp

Quê nhà một góc nhớ mênh mang.

5. Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Xem thêm: Tổng hợp chùm thơ lục bát về quê hương giúp bạn tìm về ký ức miền quê

Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội con người ta ai cũng được sinh ra từ cha mẹ, ai cũng phải có tổ tiên và nguồn cội. Chính vì thế, dù bạn có sinh sống ở đâu đi chăng nữa thì vẫn phải biết về nơi gốc rễ quê hương dân tộc mình.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/la-ve-coi-a69930.html