Bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình chính là bình đẳng về quyền giữa vợ và chồng cùng các thành viên khác trong gia đình. Mối quan hệ đó phải dựa trên cơ sở nguyên tắc về dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. Không được phân biệt đối xử các mối quan hệ trong phạm vi gia đình và xã hội được pháp luật quy định.
- Tại sao phải có bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình đem lại sự hài hòa về tình cảm cũng như vật chất của mỗi người. Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: "Bình đẳng giới trong gia đình: 1- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. 3- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. 4- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 5- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình" (Điều 18).
Bình đẳng với nhau trong mối quan hệ dân sự với các mối quan hệ khác. Đồng thời cùng nhau quyết định và lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Cùng nhau quyết định sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định. Cả con trai và gái đều được chăm sóc giáo dục và tạo điều kiện hoặc tập, lao động và vui chơi, phát triển như nhau, không phân biệt giới tính.
Chính vì vậy bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình không chỉ mang lại lợi ích cho gia đình mà còn giúp xã hội phát triển bền vững hơn. Dẫn đến tình trạng ly hôn xảy ra thấp hơn. Mỗi một gia đình hạnh phúc thì đất nước mới trở nên hạnh phúc và phồn thịnh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest.
Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Nội dung của những nguyên tắc này thể hiện quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng các mối quan hệ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Từ đó bảo vệ quyền và lợi ích cho các thành viên trong gia đình.
Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.
Bình đẳng trong hôn nhân chính là cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ vợ chồng. Từ đó sẽ đảm bảo được những quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, duy trì mối quan hệ bình đẳng giúp hôn nhân luôn bền vững.
Bình đẳng trong hôn nhân được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: Tài sản, nhân thân, những quyền và nghĩa vụ cơ bản, chăm sóc và giáo dục con con. Khi bình đẳng trong hôn nhân và gia đình tức nghĩa là mọi sự tôn trọng dành cho các thành viên được nâng lên cao.
Bình đẳng trong hôn nhân chính là giúp người phụ nữ có tiếng nói trong gia đình, được chồng chia sẻ việc nhà. Người vợ cũng có quyền bàn bạc quyết định việc trong gia đình, giúp gia đình bền vững hơn.
Không chỉ giải phóng người phụ nữ, nam giới cũng có nhiều lợi ích. Khi ta quá đề cao nam giới, trách nhiệm của người chồng phải gánh vác nhiều. Người đàn ông phải nuôi vợ con, xây nhà, công danh sự nghiệp trở thành gánh nặng quá lớn. Khi bình đẳng giúp cánh mày râu được chia sẻ nhiều hơn, phụ nữ cũng có thể chung tay gánh vác về mặt kinh tế; đàn ông cũng có thể phụ vợ làm việc nhà, nuôi dạy con cái.
Do vậy việc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình cần được áp dụng trên nhiều phương diện và tất cả các gia đình. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình chính là cầu nối giúp mọi người trong nhà hạnh phúc và có trách nhiệm với tổ ấm hơn. Hãy tìm hiểu thêm về luật hôn nhân để hiểu hơn trong cuộc sống của mỗi người trong gia đình. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vô cùng quan trọng.
Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn bị quan niệm là hậu phương, là “lấy chồng phải theo chồng”, là không có tiếng nói, không có quyền quyết định công việc gì lớn hay nhỏ.
Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong mọi mặt đời sống đòi hỏi cả hai vợ chồng cần nỗ lực để thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng giúp đỡ nhau, sẻ chia công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn tự do những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được tham gia bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên, cũng khó xác định cách đảm bảo sự bình đẳng trong mọi hoạt động giữa vợ và chồng vì không giống như những quy định trong xã hội có tiêu chí đánh giá cụ thể. Trong gia đình, hầu hết mọi hoạt động đều được phân công thực hiện theo những chuẩn mực mà có thể đã được thực hiện từ nhiều thế hệ và mỗi cá nhân đều chịu những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vợ, chồng. Vì thế, đôi khi tồn tại xung đột giữa mong muốn của vợ chồng với mong muốn từ phía những thành viên khác trong gia đình (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng xử truyền thống và hiện đại. Đặc thù mối quan hệ giữa vợ chồng là xuất phát từ tình yêu, từ những cảm xúc, mong muốn, nên sự bình đẳng không phải được thực hiện cứng nhắc, cào bằng mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, dựa trên năng lực, sở trường của vợ và chồng. Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách tự giác và bền vững trong mỗi gia đình.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest.
(i) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. Cha mẹ phải định hướng cho con về lựa chọn nghề nghiệp… (Điều 71,72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
(ii) Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ: Pháp luật quy định mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng và dân chủ, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con cái có nghĩa vụ lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ thể hiện truyền thống, trật tự trong gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó pháp luật cũng ghi nhận quyền tự quyết định của người con, không hoàn toàn phụ thuộc vào những ý kiến, quan điểm của cha mẹ (Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ là quyền bình đẳng đối với các con, không có sự phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú, con ngoài giá thú. Ngược lại, quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con là bình đẳng giữa cha mẹ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, hành hạ cha mẹ sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy vào mức độ vi phạm.
(iii) Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau: Anh, chị, em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả khi còn cha mẹ và khi không còn cha mẹ, cả khi sống chung với nhau cũng như khi không sống chung với nhau.
(iv) Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu: Trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc anh, chị, em để nuôi dưỡng hoặc tuy còn nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/binh-dang-giua-vo-va-chong-duoc-the-hien-trong-moi-quan-he-nao-a69896.html