Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8. Được VnDoc biên soạn tổng hợp là các cách giúp bạn đọc có thể gh nhớ bảng tuần hoàn một cách nhanh chóng, dễ thuộc. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm để gửi tới các bạn học sinh nhằm giúp các bạn học hóa trị Hóa lớp 8 dễ dàng học thuộc bảng hóa trị các nguyên tố hóa học.
Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Vậy cách xác định hóa trị như thế nào? Và nó có ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hóa trị.
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan đến chương trình Hóa học mới:
* Cách xác định:
+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.
+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví dụ: HCl: Cl hoá trị I.
H2O: O............II
NH3: N ...........III
CH4: C ............IV
+ Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II).
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.
BaO: Ba ..............II.
SO2: S ..................IV.
- Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Ví dụ: HNO3: NO3 có hoá trị I.
Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
HOH: OH .................I
H3PO4: PO4................III.
* Kết luận: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
2.1. Quy tắc:
*CTTQ: AxBy => ax = by
x,y,a,b là số nguyên
*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia
Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
2.2.Vận dụng:
a.Tính hoá trị của một nguyên tố:
ZnCl2: 1.a= 2.I => a= II
AlCl3: 1.a= 3.I => a = III
CuCl2: 1.a = 2.I => a= II
b.Tính hoá trị của một nguyên tố:
* Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).
- Gọi hoá trị của nhôm là a: 1.a = 3.I
FeCl : a = II
MgCl 2: a = II
CaCO3 : a = II (CO3 = II).
Na2SO3 : a = I
P2O5 :2.a = 5.II a = V.
* Nhận xét:
a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất.
c.Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
* Ví dụ 1: Công thức tổng quát: SxOy
Theo quy tắc: x . VI = y. II = 6.
Vậy: x = 1; y = 3.
Công thức hóa học: SO3
* Ví dụ 2: Na(SO4)y
Công thức hóa học: Na2SO4.
>> Lưu ý: Theo chương trình mới, đối với môn Hóa học tên gọi nguyên tố và danh pháp các hợp chất vô cơ được gọi theo danh pháp quốc tế (IUPAC).
BÀI CA HÓA TRỊ
Kali (K-Potassium), Iot (I- Iodine), Hidrô (H- Hydrogen)Natri (Na- Sodium) với Bạc (Ag- Silver), Clo (Cl- Chlorine), Flo (F- Fluorine) một loàiLà hoá trị I hỡi aiNhớ ghi cho rõ khỏi hoài phân vânMagiê (Mg- Magnesium), Chì (Pb- Lead), Kẽm (Zn- Zinc) ,Thuỷ Ngân (Hg- Mercury)Oxi (O- Oxygen), Đồng (Cu- Copper), Thiếc (Sn- Tin) thêm phần Bari (Ba- Barium)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca- Calcium)Hoá trị II nhớ có gì khó khănBác Nhôm (Al- Aluminium) hoá trị III lầnIn sâu trí nhớ khi cần có ngayCacbon (C- Carbon), Silic (Si- Silicon) này đâyCó hoá trị IV không ngày nào quênSắt (Fe- Iron) kia kể cũng quen tênII, III lên xuống nhớ liền ngay thôiNitơ (N- Nitrogen) rắc rối nhất đờiI, II, III, IV chờ thời lên VLưu huỳnh (S- Sulfur) lắm lúc chơi khămXuống II lên VI khi nằm thứ IVPhot pho (P- Phosphorus) nói đến không dưCó ai hỏi đến ừ rằng III, VEm ơi, cố gắng học chămBài ca hoá trị suốt năm rất cần./Hóa trị một số nhóm:
I: OH, NO3, NH4…; II: SO4, CO3, SO3, SiO3…; III: PO4…
Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion là điện hóa trị, có giá trị bằng điện tích của ion tạo thành tử nguyên tố đó.
Hóa trị I: Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. Đọc là: Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền
Hóa trị II: Mg, Ca, Ba, Pb. Cu, Hg, Fe, Zn - đọc là: Má Cản Ba Phá Cửa Hàng Sắt Kẽm
Hóa trị III: Có Al và Fe
Hóa trị I là: Na, K, Ag, Cl.
Hóa trị III là: Al, Fe
Hóa trị II: Còn lại (với Fe có hóa trị II và III luôn).
Hoặc là học câu nói vui sau: Hai Bà Cả không Mua Chì Kẽm Sắt Cũng Mãi một Năm Ăn hết Khoảng ba Phen Vàng Nhưng Sắt Nhôm năm Phen bốn Chỉ
Cách học thuộc hóa trị của nguyên tố dễ dàng thì học sinh nên lấy những hợp chất của oxi để làm ví dụ sau đó xác định hóa trị của các nguyên tố khác.
Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B2Oy hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)
SO3 hóa trị S bằng VI
K2O hóa trị K bằng II
Al2O3 hóa trị Al bằng III
BaO hóa trị Ba bằng II
CuO hóa trị Cu bằng II
Fe2O3 hóa trị Fe bằng III
FeO hóa trị Fe bằng II
Chúng ta nên nhớ là hóa trị phải ghi bằng chữ số La Mã. Tương tự như vậy đối với các hợp chất khác.
Hóa trị thì học theo nhóm cho dễ:
Nhóm có 1 hóa trị:
Bao gồm nhóm hóa trị I, II, III, IV
Hóa trị I bao gồm: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br
Hóa trị II bao gồm: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg
Hóa trị III bao gồm: B, Al
Hóa trị IV bao gồm: Si
Nhóm có nhiều hóa trị bao gồm:
Cacbon: IV, II
Chì: II, IV
Crom: III, II
Nito: III, II, IV
Photpho: III, V
Lưu huỳnh: IV, II, VI
Mangan: IV, II, VII…….Các hóa trị in đậm thường sử dụng nhiều nhất trong khi học.
Có 5 nhóm cần thuộc hóa trị bảng trang 42 SGK Hóa học 8 các em cần học thuộc
Hóa trị của các gốc gồm nhiều nguyên tố hóa học:
Các gốc hóa trị I gồm: OH (hidroxit ), NO3 (nitrat)
Các gốc hóa trị II gồm: CO3 ( cacbonat ), SO4 (sunfat)
Các gốc hóa trị III gồm: PO4 (photphat)
Ngoài ra còn có bài thơ hóa trị cho nhanh-gọn-nhẹ:
Kali (K), iốt (I) Hidrô (H)
Natri với bạc (Ag), clo (Cl) một loài
Là hoá trị (I) hỡi ai,
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.
Magiê (Mg) , kẽm với thuỷ ngân (Hg),
Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari
Cuối cùng thêm chú canxi,
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn.
Này nhôm hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có luôn.
Cacbon, silic(Si) này đây,
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt kia lắm lúc hay phiền,
II, III nhớ liền nhau thôi.
Lại gặp nitơ khổ rồi
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phốt pho nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi gắng học chăm
Bài ca hoá trị cả năm cần dùng.
Chlo-rine (Cl), Po-tas-si-um (K)
Hy-dro-gen (H), So-di-um (Na), Sil 0 vẻ (Ag)
Và I-o (d) -dine nữa cơ
Đều cùng hóa trị một (I) nha mọi người
Mag-ne(s)-si-um (Mg), cop-per (Cu)
Ba-ri-um (Ba), Zinc (Zn), Lead (Pb), Mer-cu-ry (Hg)
Cal-ci-um (Ca), O-xy-gen (O)
Hóa trị hai (II) ấy có phần dễ hơn
Bác a-lu-mi-ni-um (Al)
Hóa trị là (III) ghi tâm khắc cốt
Car-bon (C) và Si-li-con (Si)
Là hóa trị bốn (IV) khi cần chớ quên
Ni-tro-gen (N) rắc rối hơn
Một hai ba bốn (I, II, III, IV) khi thì năm (V)
Sul -fur (S) lắm lúc chơi khăm
Lúc hai (II), lúc sáu (VI) khi nằm thứ tư (IV)
Phos-pho-rus (P) nhắc không dư
Nếu ai hỏi hỏi đến ừ thì là năm (V)
Bạn ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần
Bài tập tìm công thức hóa học của hợp chất biết hóa trị
Bước 1: Viết Công thức hóa học chung
B ước 2: Theo quy tắc hóa trị:
a.x = b.y
=>Tìm giá trị của chỉ số
Chọn x = b’; y = a’, suy ra Công thức hóa học đúng.
Chú ý: Nếu một nhóm nguyên tử thì phải xem như một nguyên tố và lập Công thức hóa học như một nguyên tố khác.
Khi viết hóa trị phải viết theo số La Mã, còn chỉ số là số tự nhiên.
Yêu cầu: Để lập được công thức hóa học của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất đó.
* Hoặc nhớ mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp như sau:
Hóa trị I là: K Na Ag H Br Cl
Khi Nàng Ăn Hắn Bỏ Chạy
Hóa trị II là: O Ba Ca Mg Zn Fe Cu
Ông Ba Cần May Zap Sắt Đồng
Hóa trị III là: Al Fe
Anh Fap
Đối với nguyên tố có nhiều hóa trị thì đề sẽ cho hóa trị ta chỉ làm theo thôi.
Ví dụ 1: Lập Công thức hóa học của hợp chất:
a) Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố oxi và nhôm Al
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập
Theo quy tắc hóa trị ta có:
x . III = y . II
=> x = 2; y = 3
Vậy Công thức hóa học: Al2O3
b) Cacbon đioxit gồm C(IV) và O (II)
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập
Theo quy tắc hóa trị ta có:
x . IV = y . II
=> x = 1; y = 2
Vậy Công thức hóa học: CO2
b) Natri photphat gồm Na (I) và PO4(III)
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập
Theo quy tắc hóa trị ta có:
x . I = y . III
=> x = 3; y = 1
Vậy Công thức hóa học: Na3PO4
Viết Công thức hóa học hoặc lập nhanh Công thức hóa học: Không cần làm theo từng bước cụ thể như trên, mà chỉ cần nắm rõ quy tắc chéo: Hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (với điều kiện rằng các tỉ số phải tối giản trước).
Chú ý: Nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì không cần ghi chỉ số (mặc định là 1 rồi)
Ví dụ 1: Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi S (VI) và O.
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập
=> Công thức hóa học SO3
(Do VI / II = 3/1 nên chéo xuống chỉ số của S là 1 còn O là 3).
Ví dụ 2: Viết công thức hóa học của Fe(III) và SO4 hóa trị (II)
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập
Công thức hóa học Fe2(SO4)3
(Lí giải: Tỉ lệ hóa trị III và II không cần tối giản, hóa trị III của Fe trở thành chỉ số 3 của SO4, như vậy phải đóng ngoặc nhóm SO4, hiểu là có 3 nhóm SO4. Hóa trị II của SO4 trở thành chỉ số 2 của Fe.)
Chú ý: Khi đã thành thạo, nắm rõ quy tác chúng ta có thể không cần viết hóa trị lên trên đỉnh nguyên tố, nhóm nguyên tử.
Câu 1. Lập công thức hóa học của các hợp chất với hidro của các nguyên tố dưới đây:
a) N (III)
b) C (IV)
c) S (II)
d) Cl
Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N, C.
c, d viết H đứng trước nguyên tố S và Cl.
Câu 2. Lập công thức hóa học cho các hợp chất:
a. Cu(II) và Cl
b. Al và NO3
c. Ca và PO4
d. NH4 (I) và SO4
e. Mg và O
g. Fe(III) và SO4
Câu 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất:
1. Al và PO4 2. Na và SO43. Fe (II) và Cl4. Mg và CO3 5. Hg (II) và NO3 6. Zn và Br7. K và SO3 8. Na và Cl 9. Na và PO410. Ba và HCO3(I)11. K và H2PO4(I)12. Na và HSO4(I)Câu 4. Lập công thức hóa học hợp chất.
1) Lập CTHH hợp chất tạo bởi nhóm NO3 và nguyên tố Al. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
2) Lập CTHH hợp chất phân tử gồm: Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
3) Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm nguyên tố Mg và nhóm OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
Câu 5. Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây:
a) K (I)
b) Fe (II)
c) Al (III)
d) Hg (II)
Câu 6. Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O.
b) Axit sunfuric gồm H và SO4.
c) Bari cacbonat gồm Ba và CO3.
d) Canxi photphat gồm Ca và PO4.
Câu 7. Viết công thức hóa học (CTHH) của các muối mà phân tử gồm có:
a) Fe (II) liên kết với (NO3) (nitrat)
b) Na liên kết với SO4 (sunfat)
c) Cu (II) liên kết với Cl (clorua)
d) Ca liên kết với PO4 (photphat)
Câu 8. (*) Xét các CTHH: Z(NO3)3; (NH4)3T; X2SO4; H2Y. Biết hóa trị của SO4 là (II), NH4 (I), NO3(I). Viết CTHH của hợp chất gồm:
a) X và Hb) Z và SO4c) T và Hd) X và Ye) X và Tf) Y và Zg) Z và T.Câu 9. (*) Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là?
Câu 1.
a) NH3b) CH4c) H2Sd) HClCâu 2.
a) CuCl2b) Al(NO3)3c) Ca3(PO4)2d) (NH4)2SO4e) MgO f) Fe2(SO4)3Câu 3.
1.AlPO4 2. Na2SO4 3. FeCl24. K2SO3 5. NaCl6. Na3PO47. MgCO3 8. Hg(NO3)29. ZnBr210. Ba(HCO3)211. KH2PO412. NaHSO4Câu 4.
1) Al(NO3)3
- Tạo bởi 3 nguyên tố Al, N, O.
- Gồm 1Al, 3N, 9O.
- PTK = 27 + 3 . 14 + 9 . 16 = 213.
3) Mg(OH)2
- Tạo bởi 3 nguyên tố Mg, O, H.
- Gồm 1Mg, 2O, 2H.|
- PTK = 24 + 2 . 16 + 2 . 1 = 58.
2) BaSO4
- Tạo bởi 3 nguyên tố Ba, S và O.
- Gồm 1 Ba, 1S, 4O.
- PTK = 137 + 32 + 4 . 16 = 233.
Câu 5.
a) K2Sb) HgSc) Al2S3d) FeS.Câu 6.
a) P2O5 = 142.
b) Ca3(PO4)2 = 310.
c) H2SO4 = 98.
d) BaCO3 = 197.
Câu 7.
a) Fe(NO3)2b) CuCl2c) Na2SO4 d) Ca3(PO4)2Câu 8. (*)
a) XH3
b) Z2(SO4)3
c) TH3 d) XY
e) X3T2
f) Y3Z2 g) XT
Câu 9. (*)
Đáp số: A3B
Câu 1: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối 213. Giá trị của x là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 2: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3
Câu 3: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai
A. BaSO4
B. BaO
C. BaCl
D. Ba(OH)2
Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl3
Câu 5: Khi phân tích hợp chất (X) chứa 27,273% cacbon và còn lại là oxi. Hóa trị của cacbon trong hợp chất trên là bao nhiêu?
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 6: Cho hợp chất (A) có dạng Alx(SO4)y và phân tử khối bằng 342 đvC. Biết nhôm có hóa trị III. Hóa trị của nhóm SO4 là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 7: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5
A. NaCl
B. BaCl2
C. NaO
D. MgCl
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất hiđrô thường có hóa trị I và oxi thường có hóa trị II
B. Mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị
C. Mỗi nguyên tố có thể có nhiều hóa trị
D. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử đó với nguyên tử của nguyên tố khác
Câu 9: Một hợp chất (Q) có thành phần khối lượng là: 34,5% Fe và 65,5% Cl. Hóa trị của sắt trong hợp chất (Q) là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 10: Lập công thức hóa học của Ca (II) với OH (I)
A. CaOH
B. Ca(OH)2
C. Ca2(OH)
D. Ca3OH
Câu 11. Cho hợp chất (X) có dạng Bax(PO4)y và phân tử khối bằng 601 đvC. Biết Ba có hóa trị II. Hóa trị của nhóm SO4 là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Câu 12. Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với oxi là: A2O3, công thức hóa học của nguyên tố B với hiđro là: BH2. Vậy hợp chất của A và B có công thức hóa học là:
A. A2B3.
B. A2B.
C. AB3.
D. AB.
Câu 13. Lập công thức hóa học của Ba(II) với OH(I)
A. BaOH
B. Ba(OH)2
C. Ba2(OH)
D. Ba3(OH)2
Câu 14. Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, axit sunfuric là H2SO4
Công thức hóa học đúng của sắt (III) sunfat là:
A. FeSO4.
B. Fe3SO4.
C. Fe3(SO4)2.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 15. Cho hóa trị của N là V, chọn công thức hóa học đúng trong các công thức hóa học sau:
A. NO2.
B. N2O3.
C. N2O.
D. N2O5.
Câu 16. Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với oxi là: X2O3, công thức hóa học của nguyên tố Y với hiđrô là: YH2. Vậy hợp chất của X và Y có công thức hóa học là:
A. X2Y3.
B. X2Y.
C. XY3.
D. XY.
Câu 17. Hóa tri của nguyên tố N lần lượt có các hợp chất NO, NO2 ,N2O, N2O5
A. II, IV, I, V
B. II, V, I, IV
C. I, IV, II, V
D. II, III, I, V
Câu 18. Ta có một oxit tên Cr2O3. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là
A. CrSO4
B. Cr(OH)3
C. Cr2O3
D. Cr2(OH)3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Câu 5.
Gọi công thức tổng quát: COx ( x ∈ N* )
Ta có: %C = (12.100)/(12+16x) = 27,273 (1)
Giải phương trình (1) ta có: x = 2
⇒ CTHH: CO2
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có
a.1 = II.2
⇒ a = (II.2)/1 = IV
Vậy hóa trị của C là IV
Câu 7.
Vì Y có nguyên tử khối là 35. 5 → Cl. X có số p= e là 13
→ Natri mà có hóa trị I → NaCl
Câu 9.
Đặt công thức hóa học của hợp chất là FeClx (x: hóa trị của Fe, x ∈ N*)
=> M(hợp chất) = mFe : %mFe= 56 : 34,46% ≈ 162,5 (g/mol)
=> x= (162,5 - 56)/ 35,5 = 3
=> CTHH là FeCl3 và hóa trị của Fe trong hợp chất là III.
Câu 12.
Gọi hóa trị của nguyên tố X là a
Ta có: ({}^aA_2^{II}O_3)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Gọi hóa trị của nguyên tố B là b
Ta có: ({}^bB^IH_2)
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 2 => b = II
Gọi công thức hợp chất của X và Y là: AxBy
Ta có: ({}^{III}A_x^{II}B_y)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y => x/y = 2/3
=> chọn x = 2 và y = 3
=> công thức hợp chất cần tìm là A2B3
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách học thuộc hóa trị lớp 8 và bài tập, lời giải chi tiết, mong rằng có ích đối với các em trong việc học hóa học tốt hơn.
....................................
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
VnDoc đã gửi tới các bạn Hóa học lớp 8: Cách thuộc hóa trị dễ dàng nhất giúp bạn học thuộc hóa trị một cách nhanh nhất. Thông qua các quy tắc hóa trị, bảng hóa trị các nguyên tố cũng như đưa các bài hát. Hy vọng tài liệu này giúp ích các bạn dễ dàng ghi nhớ hóa trị các nguyên tố một cách dễ dàng cũng như củng cố, ôn tập lý thuyết, dạng bài tập, liên quan một cách thành thạo nhất
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hóa học lớp 8: Cách thuộc hóa trị dễ dàng nhất. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Lý thuyết Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Link nội dung: https://sgk.edu.vn/cach-tinh-hoa-tri-lop-8-a69865.html