Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4 | Fe ra FeSO4 | Fe2(SO4)3 ra FeSO4

Phản ứng Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4

Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4 | Fe ra FeSO4 | Fe2(SO4)3 ra FeSO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng hóa học:

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Sắt (Fe) sẽ tan dần tạo thành màu xanh nhạt.

3. Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của Fe (Sắt)

Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag

4.2. Bản chất của Fe2(SO4)3

Fe2(SO4)3 dễ bị khử về muối sắt II hoặc kim loại sắt.

5. Tính chất hoá học

5.1. Tính chất hoá học của Sắt

- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với lưu huỳnh

b. Tác dụng với oxi

c. Tác dụng với clo

Tác dụng với axit

a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc

Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

Tác dụng với dung dịch muối

- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag

5.2. Tính chất hoá học của Fe2(SO4)3

- Tính chất hóa học của muối.

- Có tính oxi hóa: Dễ bị khử về muối sắt II, hoặc kim loại sắt.

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 (trắng) + 2Fe(OH)3 (nâu đỏ).

6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3

Tính oxi hóa

Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4

3Zn + Fe2(SO4)3 → 2Fe + 3ZnSO4

5.3. Ứng dụng của Fe2(SO4)3

- Sắt(III) sunfat được sử dụng trong công nghiệp nhuộm như một chất giữ màu, và như một chất kết tụ cho các chất thải công nghiệp. Nó cũng được sử dụng trong các chất nhuộm, và trong các bồn tẩy tạp chất cho nhôm và thép. - Về mặt y học, nó được sử dụng làm chất làm se vết thương.

6. Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch sắt (III)sunfat

7. Bạn có biết

Ngoài Fe còn có Cu cũng tham gia phản ứng với dung dịch sắt(III)sunfat

8. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 là :

A. Fe.

B. Cu

C. Ag

D. Al

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Ag+/Ag đứng sau Fe3+/Fe2+ trong dãy hoạt động hóa học.

Ví dụ 2: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây ?

A. FeSO4

B. CuSO4

C. Fe2(SO4)3

D. AgNO3

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Cu + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 + CuSO4

Ví dụ 3: Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch sắt (III) sunfat phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X là:

A. sắt (II) sunfat

B. sắt (III) sunfat

C. Không xác định

D. Cả A và B.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Dung dịch X có thể gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 còn dư.

Link nội dung: https://sgk.edu.vn/fe2so43-ra-fe-a69847.html