Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính vào thời kỳ nào vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Kinh tế Nhật Bản
Là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương. Ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.
Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sơ bằng sáng chế toàn cầu.
Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát kéo dài khoảng 20 năm. Nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức do dân số già và đang có xu hướng giản.
Tìm hiểu thêm: Nhật Bản được mệnh danh là gì
Kinh tế Tây Âu
Tây Âu là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với Đông Âu, vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh Châu Âu.
Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu chịu nhiều hậu quả nặng nề, tương lai của Châu Âu được định đoạt tại Hội nghị Yalta năm 1945 bởi các nguyên thủ quốc gia khối Đông Minh gồm Thủ tướng nước Anh, Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Liên Xô. Châu Âu thời hậu chiến sẽ bị chia cắt thành hai nửa: phía tây chủ yếu bị chi phối bởi Hoa Kỳ và phía đông với sự kiểm soát của Liên Xô. Cùng với sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh, châu Âu bị ngăn đôi bởi bức màn sắt.
Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính vào thời kỳ nào?
Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản nhanh và ổn định từ 1950 - 1973. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên do chính sách kinh tế đúng đắn. Nhật Bản chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kỹ thuật mới, tập trung phát triển các ngành then chốt. Họ duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
Cùng thời gian đó nhờ sự cố gắng của từng quốc gia và viện trợ từ Mĩ nên đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản phục hồi. Nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới. Những quốc gia Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước đóng vai trò quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế, tận dụng tốt những cơ hội nguồn viện trợ từ Mĩ. Nhiều nước Tây Âu vừa liên minh chặt chẽ với Mĩ vừa đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Các thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì phi thực dân hóa trên thế giới.
Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới từ năm 1973, tốc độ tăng trưởng của cả Nhật Bản và Tây Âu giảm xuống, suy thoái. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Tây Âu ngày một lớn và bất ổn, còn Nhật Bản nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển năm 1986 tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5.3%, 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại.
Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính vào thời kỳ nào? Chắc hẳn các bạn đều đã có câu trả lời. Hy vọng hữu ích với các bạn, giúp các bạn có thêm thông tin trong việc học tập của bản thân!
Xem thêm: Món ăn Nhật Bản nổi tiếng