Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 24 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
ĐÀN CHIM SẺ
Giữa đường phố vui Hoa đào báo Tết Có bà cụ già Xách bao gạo nếp. Bao không buộc kỹ Nếp đổ trắng đường Gọi nhau, đàn trẻ Ùa ra nhặt giùm. Những bàn tay nhỏ Nhìn dễ thương sao Tíu ta, tíu tít Nhặt vội, nhặt mau.
Nếp trở vào bao Như chưa hề đổ Bà cụ tươi cười Nhìn đàn cháu nhỏ Nhìn đàn chim sẻ Truyện “Tấm Cám” xưa Nay thành đông đúc Cháu ngoan Bác Hồ.
Phạm Hổ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bà cụ gặp chuyện gì khi xách bao gạo nếp của mình?
A. bao gạo bị mất
B. bao gạo bị đổ
C. bao gạo bị bỏ quên
2. Ai đã giúp đỡ bà cụ?
A. đàn chim sẻ
B. anh thanh niên
C. các bạn nhỏ
3. Theo em, bà cụ cảm thấy thế nào khi nhận được sự giúp đỡ?
A. hạnh phúc, xúc động
B. phiền lòng
C. lo lắng
4. Hình ảnh các cháu nhỏ khiến bà cụ liên tưởng đến nhân vật nào trong câu chuyện “Tấm Cám”?
A. Tấm
B. đàn chim sẻ của ông bụt
C. Cám
5. Các bạn nhỏ trong bài thơ có những đức tính nào đáng khen?
III. Luyện tập
7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau:
a. Bằng nỗ lực phi thường, anh ấy đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua.
b. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn.
c. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
8. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu:
A
B
Voi hút nước
bằng tình yêu thương của cha mẹ.
Em lớn lên
bằng vòi.
Chiếc chiếu được làm
bằng sợi cói.
9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có câu hoàn chỉnh:
(đôi bàn tay, kiên nhẫn, pha lê)
a. Chiếc bình hoa được làm bằng ………………………………… trong suốt.
b. Những chú rối được điều khiển bằng …………………… khéo léo của các cô chú nghệ sĩ.
c. Bằng ……………………., Nen - li đã chinh phục được bài kiểm tra Thể dục.
10. Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ phù hợp ở mỗi câu sau:
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng. c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ đông như kiến thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú đọc đúng chính tả, chú ý cắt ngắt dịp, diễn đạt.
II. Đọc hiểu văn bản
1. B. bao gạo bị đổ
2. A. đàn chim sẻ
3. A. hạnh phúc, xúc động
4. A. Tấm
5. Các bạn nhỏ trong bài thơ có những đức tính đáng khen là: tốt bụng, chăm chỉ, là cháu ngoan Bác Hồ.
III. Luyện tập
7.
a. Bằng nỗ lực phi thường, anh ấy đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua.
b. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn.
c. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
8.
Voi hút nước - bằng vòi
Em lớn lên - bằng tình yêu thương của mẹ
Chiếc chiếu được làm - bằng sợi cói
9.
a. pha lê
b. đôi bàn tay
c. kiên nhẫn
10.
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà”.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng”. c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi”!
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến” thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 24 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 24 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I - Bài tập về đọc hiểu
PHO TƯỢNG
Pho tượng được tạc bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngoài có chấn song bằng thép, không ai có thể nhấc ra được. Tôi bèn thử đi một vòng. Đôi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều không tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời. Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.
( Lâm Ngữ Đường - Mai Ngọc Thanh dịch )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng vật liệu như thế nào ?
A. Bằng pha lê rất trắng, rất trong và óng mịn
B. Bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn
C. Bằng đá quý rất trắng, rất trong và rất mịn
Câu 2. Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì không tưởng tượng nổi ?
A. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm khổ đau
B. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ
C. Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng
Câu 3. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng có điểm gì nổi bật ?
A. Cực kì độc đáo, kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ
B. Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ
C. Miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.
Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ gợi tả dáng người pho tượng ?
A. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; sống động
B. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; thanh thoát
C. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; mềm dẻo
II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Từ khắp các ngã đường,dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :
Câu 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp ( câu 1 : 2 dấu, câu 2 : 1 dấu, câu 3 : 3 dấu) rồi
chép lại đoạn văn sau :
Các mẹ các chị mặc áo thêu chỉ màu cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ tay cầm khiên cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy múa hát theo nhịp chiêng nhịp cồng ngân nga vang vọng.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 4. Kể lại một câu chuyện vui ( khoảng 7 câu ) mà em đã được nghe
Gợi ý :
a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì ? ( VD : Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)
b) Câu chuyện mở đầu ra sao ? Diễn biến thế nào ?
c) Kết thúc câu chuyện ra sao ?
Gợi ý Đáp án
I - Bài tập về đọc hiểu
Câu 1 2 3 4 Đáp án B C A AII - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
- Sửa: từ sáng sớm, các em nhỏ đã xúng xính trong bộ quần áo mới đi xem hội.
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Từ khắp các ngã đường,dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.
- Sửa: từ khắp các ngả đường, dòng người đổ về quảng trường để dự lễ kỉ niệm.
Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :
Đáp án: 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d
Câu 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp ( câu 1 : 2 dấu, câu 2 : 2 dấu, câu 3 : 3 dấu) rồi chép lại đoạn văn sau :
Các mẹ, các chị mặc áo thêu chỉ màu,cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ, tay cầm khiên, cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy, múa hát theo nhịp chiêng, nhịp cồng ngân nga, vang vọng.
Câu 4. Kể lại một câu chuyện vui, chuyện đẹp mà em đã được nghe.
Bài mẫu:
Anh Thìn con bác Kha được cả làng, cả xã khen.
Người đen gầy, nhà nghèo. Bố bị bệnh hen suyễn. Thế mà ba anh em đều học giỏi. Hồi còn học lớp 11, 12 chủ nhật nào, anh Thìn cũng cùng hai em đi bắt cua, ốc. Vừa có cái ăn, vừa có thêm ít tiền mua sách để học tập.
Không có tiền để học thêm, anh Thìn dạy hai em học. Đêm nào, anh cũng chong đèn học đến 12 giờ khuya, cả ba anh em đều là học sinh giỏi.
Nhà nghèo nhưng anh Thìn vẫn thi đại học. Hiện anh đang học năm thứ hai khoa chăn nuôi Đại học Nông nghiệp ở Trâu Quỳ, Hà Nội. Bố mẹ anh đã vay tiền Ngân hàng cho anh đi học Đại học. Anh vừa học Đại học vừa làm gia sư. Nghỉ hè về quê, anh đi làm phụ hồ được gần ba triệu đồng để có thêm tiền ăn học.
Mẹ em, bà em khen anh Thìn lắm. Mẹ nhắc hai đứa con bé nhỏ phải noi gương anh Thìn, chị Nga, anh Quế con bác Kha mà chăm chỉ học hành, học cho giỏi.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Đối đáp với vua, Mặt trời mọc ở đằng… tây !, Tiếng đàn trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Vua Minh Mạng tới thăm vùng đất nào ?
A. Kinh đô Huế.
B. Thăng Long (Hà Nội).
C. Vùng quê nghèo.
Câu 2: Thủy chơi loại đàn nào ?
A. Đàn oóc-gan
B. Đàn bầu
C. Đàn vi-ô-lông
Câu 3: Theo em, mặt trời mọc đằng nào?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
Câu 4: Những người chuyên đóng phim được gọi là gì ?
A. Nhân viên
B. Nhà văn
C. Diễn viên
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1.
a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Từ khắp các ngã đường,dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :
Bài 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp (câu 1: 2 dấu, câu 2: 1 dấu, câu 3: 3 dấu) rồi chép lại đoạn văn sau :
Các mẹ các chị mặc áo thêu chỉ màu cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ tay cầm khiên cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy múa hát theo nhịp chiêng nhịp cồng ngân nga vang vọng.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1.
a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
Sửa: từ sáng sớm, các em nhỏ đã xúng xính trong bộ quần áo mới đi xem hội.
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Từ khắp các ngã đường, dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.
Sửa: từ khắp các ngả đường, dòng người đổ về quảng trường để dự lễ kỉ niệm.
Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :
Đáp án: 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d
Bài 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp (câu 1: 2 dấu, câu 2: 1 dấu, câu 3: 3 dấu) rồi chép lại đoạn văn sau :
Các mẹ, các chị mặc áo thêu chỉ màu,cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ, tay cầm khiên, cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy, múa hát theo nhịp chiêng, nhịp cồng ngân nga, vang vọng.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Đối đáp với vua, Mặt trời mọc ở đằng… tây !, Tiếng đàn trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “xa giá”?
A. Xe đi đường xa.
B. Xe sang trọng.
C. Xe của nhà vua.
Câu 2: Ắc- sê là bộ phận nào của cây đàn ?
A. Dây đàn.
B. Thân đàn.
C. Cái cần có căng dây để kéo đàn vi-ô-lông
Câu 3: Đâu không phải là hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật ?
A. Quay phim
B. Chụp ảnh
C. Giảng dạy
Câu 4: Con hãy đọc câu sau : "Vầng trán cô bé tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.". Nét mặt của Thủy nói lên điều gì ?
A.Thủy rất tập trung vào việc chơi đàn.
B.Thủy rất rung động với nội dung bản nhạc
C. Thủy cố gắng thể hiện sự rung động của mình qua việc chơi đàn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Tìm các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :
- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi : ............
- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,... khéo léo của người và thú : ............
Bài 2: Tìm các từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa : ............
- Tạo ra hình trên giấy, vải, tường,.. bằng đường nét, màu sắc : ............
Bài 3. Kể lại một câu chuyện vui ( khoảng 7 câu ) mà em đã được nghe
Gợi ý :
a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì ? ( VD : Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)
b) Câu chuyện mở đầu ra sao ? Diễn biến thế nào ?
c) Kết thúc câu chuyện ra sao ?
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Tìm các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :
- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi : sáo
- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,... khéo léo của người và thú : xiếc
Bài 2: Tìm các từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa : mõ
- Tạo ra hình trên giấy, vải, tường,.. bằng đường nét, màu sắc : vẽ
Bài 3. Kể lại một câu chuyện vui ( khoảng 7 câu ) mà em đã được nghe
Bài mẫu:
Anh Thìn con bác Kha được cả làng, cả xã khen.
Người đen gầy, nhà nghèo. Bố bị bệnh hen suyễn. Thế mà ba anh em đều học giỏi. Hồi còn học lớp 11, 12 chủ nhật nào, anh Thìn cũng cùng hai em đi bắt cua, ốc. Vừa có cái ăn, vừa có thêm ít tiền mua sách để học tập.
Không có tiền để học thêm, anh Thìn dạy hai em học. Đêm nào, anh cũng chong đèn học đến 12 giờ khuya, cả ba anh em đều là học sinh giỏi.
Nhà nghèo nhưng anh Thìn vẫn thi đại học. Hiện anh đang học năm thứ hai khoa chăn nuôi Đại học Nông nghiệp. Bố mẹ anh đã vay tiền Ngân hàng cho anh đi học Đại học. Anh vừa học Đại học vừa làm gia sư. Nghỉ hè về quê, anh đi làm phụ hồ được gần ba triệu đồng để có thêm tiền ăn học.
Mẹ em, bà em khen anh Thìn lắm. Mẹ nhắc hai đứa con bé nhỏ phải noi gương anh Thìn, chị Nga, anh Quế con bác Kha mà chăm chỉ học hành, học cho giỏi.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Đối đáp với vua, Mặt trời mọc ở đằng… tây !, Tiếng đàn trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Vua Minh Mạng đã làm gì khi thấy Cao Bá Quát gây chuyện ?
A. Sai quân lính xử phạt cậu bé thật nặng.
B. Truyền quân lính dẫn cậu đến để hỏi.
C. Vua sai quân lính bắt cậu bé lại.
Câu 2: Những người chuyên biểu diễn các bài hát được gọi là gì ?
A. Nhạc sĩ
B. Nhà văn
C. Ca sĩ
Câu 3: Khi Thủy đưa ắc-sê chạm vào dây đàn thì những điều gì đã xảy ra ?
A. Những sợi dậy đàn như có phép lạ.
B. Âm thanh trong trẻo vút bay trong không gian yên lặng của gian phòng.
C. Cả 2 đáp án trên đúng
Câu 4: Nhà vua ra lệnh cho Cao Bá Quát phải làm gì thì mới tha tội cho ?
A. Phải trả lời đúng một câu đố.
B. Phải đối được một vế đối.
C. Phải trả lời thật trung thực.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :
Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Bài 2: Tìm 4 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
Bài 3: Tìm 4 từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Bài 2: Tìm 4 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
- chim sẻ, xe máy, xúc xích, xinh đẹp
Bài 3: Tìm 4 từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã
- chào hỏi, củ tỏi, cây ổi, giã gạo
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Đề 1)
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều