Phản ứng H2O2 → O2 + H2O
1. Phương trình điều chế oxi từ H2O2
2H2O2 O2 + 2H2O
2. Bản chất của H2O2 (Hidro peoxit) trong phản ứng
H2O2 là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy, khi phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2.
3. Hiđro peoxit - Tính chất của Hiđro peoxit
Là chất lỏng không màu, nặng hơn nước tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
Công thức phân tử H2O2 và có cấu tạo dạng H - O - O - H.
Trong H2O2, O có số oxi hóa -1 là mức trung gian giữa -2 và 0 nên H2O2 có cả tính khử và tính oxi hóa.
Là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy. Phản ứng phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2:
2H2O2 → 2H2O + O2
3.1. H2O2 là chất oxi hóa
H2O2 + KNO2 → KNO3 + H2O
H2O2+ 2KI → I2 + 2KOH
3.2. H2O2 là chất khử
Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2
5H2O2+ 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5SO2+ K2SO4 + 8H2O
4. Ứng dụng H2O2
Hydrogen peroxide (hay còn được gọi là nước oxy già) là chất oxy hóa, có tác dụng sát trùng, tẩy uế, làm sạch vết thương và khử mùi. Thuốc Hydrogen peroxide có hoạt tính kháng khuẩn yếu, kháng virus (kể cả HIV) và cầm máu nhẹ.
Hydrogen peroxide tiếp xúc với mô chứa enzym catalase sẽ giải phóng oxygen mới sinh có tính oxy hoá mạnh, làm phá hủy vi sinh vật gây hại. Tác dụng cơ học của sủi bọt đã loại bỏ mảnh vụn của mô và mủ để làm sạch vết thương. Giải phóng oxygen mới sinh và sủi bọt xảy ra nhanh hơn ở các vết thương, vùng da bị trầy sát, ở niêm mạc so với vùng da lành. Hoạt tính kháng khuẩn của Hydrogen peroxide tương đối yếu và chậm, thuốc thường ngấm kém vào vết thương và mô.
Tác dụng cơ học của sủi bọt làm sạch các mảnh vụn mô và làm giảm số lượng vi khuẩn ở vết thương hơn là tác dụng kháng khuẩn của thuốc. Tuy nhiên, tác dụng sủi bọt cơ học chỉ duy trì trong khoảng thời gian oxygen được giải phóng nên ngắn.
Dung dịch Hydrogen peroxide đậm đặc có thể làm tổn thương mô, tẩy trắng tóc.
5. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A . O3
B. H2SO4 đặc
C. SO3
D. H2O2
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là H2O2
O3, H2SO4 đặc, SO3 chỉ có tính oxi hóa
Câu 2. Trong phản ứng nào sau đây H2O2 đóng vai trò chất khử?
A. H2O2+ KI → I2+ KOH
B. H2O2 + KCrO2 + KOH → K2CrO4 + H2O
C. H2O2 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
D. H2O2 + Cl2 → O2 + HCl
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
H2O2 đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất oxi hóa => nguyên tử O trong H2O2 có số oxi hóa tăng tạo thành O2 => chỉ có phản ứng : H2O2 + Cl2 → O2 + HCl thỏa mãn
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + KCl → HCl + K2SO4
H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
H2S + KMnO4 → KOH + MnO2 + S + H2O