Loa toàn dải là gì và thường ứng dụng vào đâu? Đối với những người yêu thích sưu tầm loa hoặc với người làm nghệ thuật, thì hẳn loại loa này không còn lạ. Nhưng với người không chuyên và đang có ý định tìm mua loại này. Hẳn bạn sẽ rất bối rối. Cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu chi tiết tất tần tật về loa toàn dải trong bài viết lần này nhé.
Loa toàn dải là gì?
Nếu bạn thắc mắc loa toàn dải là gì thì đây là loại loa được thiết kế với chỉ một thùng loa duy nhất. Là dòng loa thế hệ mới và dần thay thế hai dòng loa truyền thống: 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng. Loa này chỉ dùng một củ loa duy nhất để tái tạo toàn bộ 3 dải âm thanh: cao, trung và trầm.
Loa toàn dải thường được đánh giá cao trong việc tạo ra âm thanh tự nhiên và chân thực. Khả năng tái hiện âm trầm có thể không mạnh mẽ như các loa chuyên dụng. Đây là một lựa chọn trải nghiệm âm nhạc khá phổ biến trên thị trường.
Cấu tạo của loa toàn dải là gì?
Cấu tạo của loa toàn dải bao gồm các thành phần chính sau:
- Củ loa (Driver): Đây là thành phần quan trọng nhất đảm nhiệm việc tái tạo toàn bộ các dải tần, từ âm trầm đến âm cao. Củ loa có thể được thiết kế để hoạt động trên dải tần số rộng. Điều này giúp truyền tải âm thanh liền mạch mà không cần đến nhiều củ loa cho từng dải tần.
- Màng loa (Cone): Màng loa thường làm bằng vật liệu nhẹ như giấy hoặc hỗn hợp giấy nhằm đáp ứng nhanh với các dao động tần số. Để cải thiện khả năng tái hiện âm cao, giúp âm trở nên sắc nét hơn. Một số loại còn có nón loa phụ (Whizzer cone) nằm ở trung tâm màng loa chính.
- Nam châm và cuộn dây (Magnet and Voice Coil): Nam châm và cuộn dây là bộ phận tạo ra từ trường, giúp màng loa dao động khi tín hiệu âm thanh đi qua. Ở loa toàn dải, sự đồng bộ giữa nam châm và cuộn dây sẽ đảm bảo âm thanh không bị méo khi tái hiện dải tần rộng.
- Khung loa (Frame/Basket): Đây là phần vỏ bảo vệ các thành phần bên trong của loa. Giữ cho củ loa cố định và tạo nên cấu trúc bền vững cho toàn bộ hệ thống. Khung loa thường được làm bằng kim loại để tăng độ bền và hạn chế rung chấn khi hoạt động.
- Lỗ thoát hơi (Ventilation Port): Một số loa toàn dải có thiết kế lỗ thoát hơi giúp cân bằng áp suất bên trong thùng loa. Có tác dụng giảm méo tiếng và cải thiện khả năng tái tạo âm trầm.
Nhờ cấu trúc này mà loa toàn dải thường có thiết kế đơn giản. Tạo ra âm thanh liền mạch và tự nhiên, không cần phân tần phức tạp như các loại loa đa đường tiếng.
Đặc điểm của loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải có điểm mạnh là khả năng tái tạo âm thanh chi tiết và sống động. Đặc biệt, loa thể hiện rất tốt ở dải âm trung, mang lại âm treble trong trẻo. Từ đó giúp người nghe có trải nghiệm dễ chịu, nghe lâu mà không bị mệt.
Với độ nhạy cao hơn so với các loại loa khác, loa toàn dải cho phép bạn nghe rõ từng nốt hay chất âm của bản nhạc. Ngoài âm thanh từ nhạc chính và ca sĩ thì bạn còn nghe được rõ tiếng nhạc cụ phụ. Đây là điều mà không phải loại loa nào cũng làm được.
Ưu và nhược điểm loa toàn dải
Loa toàn dải là sản phẩm thể hệ mới nên sẽ có nhiều cải tiến đi kèm. Điều đó không đồng nghĩa việc sản phẩm không có nhược điểm. Dưới đây sẽ là những ưu nhược điểm chính của loa toàn dải để bạn tham khảo trước khi mua.
Ưu điểm của loa toàn dải là gì
Ưu điểm của loa toàn dải:
- Tái tạo âm thanh tự nhiên, dễ nghe hơn so với loa cột đa đường tiếng.
- Dựa trên nguyên lý điểm nguồn (point source), âm thanh phát ra từ một màng loa duy nhất. Đảm bảo sự chính xác cao cho các dải âm.
- Màng loa thường làm bằng giấy và không phụ thuộc vào linh kiện phân tần như tụ điện, cuộn cảm, hoặc linh kiện LCR. Giúp loa có độ nhạy cao và không bị suy giảm tín hiệu.
- Các dải âm kết nối liền mạch, mang lại âm thanh trơn tru, không bị ngắt quãng giữa các dải.
- Trung âm đặc trưng, tạo cảm giác không gian mở rộng hơn so với loa nhiều đường tiếng.
- Dễ phối ghép với ampli đèn Single-End công suất nhỏ.
Và đó là những ưu điểm chính của loa toàn dải mà bạn có thể tham khảo trước khi lựa chọn mua sản phẩm.
Nhược điểm của loa toàn dải
Nhược điểm của loa toàn dải:
- Dải tần số hạn chế, phù hợp hơn với các thể loại nhạc nhẹ. Khó đáp ứng tốt với các bản nhạc mạnh hoặc hòa tấu với nhiều nhạc cụ. Vì loa toàn dải chỉ sử dụng một màng giấy để phát âm thanh.
- Biên độ và tần số âm thanh dễ bị méo ở một số dải tần do chỉ dùng một nón loa chung cho toàn bộ dải âm.
- Độ nhạy về âm thanh khá cao nên yêu cầu quy trình đóng thùng loa phải chính xác. Nếu thùng loa bị lỗi có thể làm suy giảm chất lượng âm thanh.
- Khá kén chọn ampli, ngay cả khi công suất phù hợp, chất lượng âm thanh phát ra vẫn có thể không đạt yêu cầu.
- Cần nghiên cứu kỹ trước khi mua để tránh bị chém giá hoặc chất lượng mang lại không tương xứng với số tiền bỏ ra.
Và đó là những nhược điểm chính của loa toàn dải mà bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn mua sản phẩm.
Cách phân biệt loa toàn dải
Khi tìm hiểu loa toàn dải là gì thì người dùng cũng quan tâm cách phân biệt loại loa này. Có hai cách để nhận diện loa toàn dải phổ biến ở hiện tại để bạn tham khảo:
Nhận diện loa toàn dải qua cấu tạo
Điểm khác biệt lớn nhất của loa toàn dải so với loa thông thường là chỉ sử dụng một củ loa duy nhất. Loa toàn dải sẽ phát ra toàn bộ các dải âm mà không cần bộ phân tần như các loại loa đa dải.
Nhận diện loa toàn dải bằng mắt thường
Bạn có thể nhận biết loa toàn dải qua các đặc điểm dễ quan sát:
- Chỉ có một củ loa trong mỗi thùng.
- Một số loa có phễu nhỏ ở giữa củ loa (Không phải loại nào cũng có).
- Trên củ loa thường có dòng chữ “Fullrange” hoặc “Fullrange Driver”.
Lưu ý: Không phải tất cả loa toàn dải đều có phễu giữa, đôi khi sẽ có phần hình tròn hoặc hình nón úp vào bên trong. Bạn cần tránh nhầm lẫn với loa đồng trục. Vì loa đồng trục cũng có một củ loa duy nhất. Nhưng có thể có thêm một nón hoặc kèn nhỏ tách rời khỏi màng loa lớn.
Cách sử dụng và phối hợp loa toàn dải để có âm thanh hay
Loa toàn dải với độ nhạy cao thường kén chọn thiết bị phối ghép hơn so với loa thông thường. Phù hợp nhất là ghép loa toàn dải với ampli đèn điện tử ba cực - SET. Amply SET có công suất từ 3 - 7W và độ nhạy từ 90 đến 99dB, dễ dàng kết hợp với loa toàn dải.
Bạn cũng có thể kết nối loa toàn dải với amply bóng có công suất chỉ 1,5W. Với lựa chọn này, âm trung sẽ rõ nét, mềm mại, và có chiều sâu.
Nếu muốn tăng cường tiếng bass, có thể phối ghép loa toàn dải với amply đèn công suất đẩy trên 10W. Cách kết hợp này mang lại âm trầm mạnh mẽ và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, sẽ có chút giảm nhẹ về sự mềm mại và tinh tế ở dải âm trung và cao.
4 thương hiệu loa toàn dải chất lượng nhất 2024
Loa toàn dải là một sản phẩm công nghệ có giá trị khá cao nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua. Chất lượng của loa có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hãng sản xuất. Sau đây, Điện Thoại Vui sẽ gợi ý cho bạn 4 thương hiệu loa toàn dải có chất lượng tốt trên thị trường nhé.
Loa JBL
Là thương hiệu đến từ Mỹ. Loa toàn dải của JBL có âm thanh rõ ràng và khả năng tái tạo đầy đủ các dải âm mà không cần phân tần phức tạp. Nhờ thiết kế bền bỉ, độ nhạy cao nên loa JBL dễ phối ghép với các ampli công suất thấp như ampli đèn SET. Cho ra chất âm chi tiết, tự nhiên và phù hợp với nhiều thể loại nhạc.
Với kích thước nhỏ gọn, loa toàn dải JBL rất lý tưởng cho các không gian nhỏ và vừa, đặc biệt là phòng nghe gia đình. Sản phẩm này được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như giảm nhiễu và méo tiếng. Đảm bảo trải nghiệm âm nhạc tốt.
Loa Philips
Là thương hiệu đến từ Đức. Loa toàn dải của Philips nổi bật với âm trung trong trẻo, âm dày dặn và âm bass mạnh mẽ, có lực rõ rệt. Cấu tạo loa gồm màng loa bằng giấy, gân loa giấy, và nam châm Alnico - giúp đảm bảo chất lượng âm thanh tối ưu cho người nghe.
Loa toàn dải Philips dễ phối hợp với nhiều loại thiết bị âm thanh. Đặc biệt là các ampli công suất nhỏ. Giúp đem lại trải nghiệm nghe nhạc thoải mái và sống động cho những chuyến đi chơi của bạn.
Loa Lowther
Là thương hiệu đến từ Anh. Loa toàn dải của Lowther thường sử dụng thiết kế thùng kèn. Đặc trưng cho hầu hết các mẫu loa của hãng. Nam châm của loa Lowther có từ trường mạnh mẽ lên tới 20.000 gauss. Gấp đôi so với các loa thông thường.
Thay vì phương pháp dập màng thông thường. Hãng cũng sử dụng kỹ thuật cắt và dán giấy cuộn cực nhẹ để làm màng loa nhằm nâng cao chất lượng âm thanh. Tất cả những yếu tố này góp phần làm cho loa Lowther trở thành lựa chọn cực kỳ lý tưởng.
Loa Fostex
Là thương hiệu đến từ Nhật. Loa toàn dải Fostex tái tạo toàn bộ các dải âm thanh từ âm trầm, trung đến cao một cách ấn tượng. Đặc biệt, loa mang đến tiếng bass sâu và mạnh mẽ, nhưng không bị ù hay méo.
Fostex sử dụng loại giấy đặc biệt được chế tạo từ thân cây chuối để làm màng loa. Giúp màng loa vừa nhẹ vừa có độ ổn định bề mặt cao.
Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu loa nghe nhạc giá rẻ đang được kinh doanh tại Điện Thoại Vui nhé:
[dtv_product_related category='phu-kien/loa']
Xem thêm các sản phẩm loa nghe nhạc
Một số lưu ý và kinh nghiệm mua loa toàn dải
Khi mua loa toàn dải, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
- Độ nhạy và công suất: Chọn loa có độ nhạy phù hợp với ampli công suất thấp để tránh méo tiếng hoặc hư hỏng.
- Chất liệu màng loa: Kiểm tra vật liệu màng loa, như giấy chuối của Fostex, để đảm bảo âm thanh chi tiết và bền vững.
- Chất lượng âm bass: Đảm bảo bass rõ ràng, không bị ù hoặc méo.
- Thương hiệu uy tín: Lựa chọn loa từ các hãng nổi tiếng như JBL, Philips, Fostex, Lowther,... để đảm bảo chất lượng và bảo hành.
- Kết hợp thiết bị phù hợp: Loa toàn dải thường hoạt động tốt với ampli đèn, đặc biệt là ampli SET.
- Kích thước và không gian: Chọn loa có kích thước phù hợp với không gian nghe nhạc của bạn.
- Nghe thử trước khi mua: Đảm bảo loa có âm thanh vừa ý bằng cách nghe thử ở cửa hàng.
- Giá cả và đánh giá: Tham khảo đánh giá của người dùng để đảm bảo giá trị xứng đáng với chất lượng âm thanh.
Với những lưu ý trên, bạn sẽ dễ dàng chọn được loa toàn dải phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Đồng thời vẫn đảm bảo được trải nghiệm âm thanh chất lượng cao.
Kết luận
Bài viết này đã cho bạn biết loa toàn dải là gì và cấu tạo, đặc điểm của chúng để bạn dễ dàng nhận biết. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn loa để nghe nhạc. Nếu có thắc mắc về loa hay các sản phẩm công nghệ, hãy để lại bình luận để được Điện Thoại Vui giải đáp nhé.