Hiểu được các ký hiệu trên bản đồ địa hình sẽ giúp cho bạn dễ dàng xác định và hiểu được về những thông tin địa lý tại khu vực mà mình đang quan tâm. Vậy ký hiệu bản đồ địa hình là gì? Những loại ký hiệu có trên bản đồ địa hình là gì? Mời bạn tham khảo thông tin được Việt Thanh chia sẻ trong bài.
>> Xem thêm Máy định vị GPS cầm tay hỗ trợ định vị vị trí
Khái niệm ký hiệu bản đồ địa hình
Ký hiệu bản đồ địa hình là phương tiện để thể hiện những nội dung có trên bản đồ như địa giới hành chính, thảm thực vật, sông hồ… Đây cũng là hình thức để giúp người đọc bản đồ nhận biết được mức độ tổng quát của nội dung bản đồ.
Hiểu một cách đơn giản, ký hiệu bản đồ địa hình là những đường nét, màu sắc, kí hiệu… dùng để thể hiện tất cả các đối tượng địa lý trên bản đồ sao cho chân thực và phù hợp nhất với các đối tượng ngoài thực địa.
Ký hiệu là yếu tố không thể thiếu trong mỗi bản đồ địa hình. Bởi ký hiệu bản đồ giúp phản ánh được đầy đủ các tính chất, vị trí, số lượng, đặc điểm, cấu trúc, quy hoạch, sự phân bố của các đối tượng địa lý tồn tại trong không gian vào trong bản đồ. Ký hiệu giúp cho người xem bản đồ dễ dành định vị hơn. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu và khám phá thiên nhiên thì đây là một trong những kỹ năng không thể bỏ qua. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua những loại máy định vị GPS để phục vụ cho chuyến đi của mình như: máy định vị GPS cầm tay garmin, máy định vị GPS cầm tay Hi-Target,... Bạn có thể tìm kiếm thêm những thông tin liên quan trên website của Việt Thanh Group nhé.
Trên các mẫu bản đồ địa hình hiện nay, các ký hiệu của bản đồ sẽ được lý giải cụ thể cả về nội dung và ý nghĩa trong bảng chú giải bản đồ.
>> Xem thêm: Một số tiêu chuẩn về đo vẽ bản đồ địa hình
Các loại ký hiệu trên bản đồ địa hình
Các loại ký hiệu trên bản đồ địa hình hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 3, Thông tư số 19/2019/TT-BTNMT, bao gồm:
Ký hiệu bản đồ theo tỷ lệ: Ký hiệu bản đồ theo tỉ lệ là ký hiệu có kích thước tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
Ký hiệu bản đồ theo nửa tỷ lệ: Ký hiệu bản đồ theo nửa tỉ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỉ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia biểu thị quy ước.
Ký hiệu bản đồ không theo tỷ lệ: Ký hiệu bản đồ không theo tỉ lệ là ký hiệu có dạng hình học tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước. Ký hiệu này không tuân theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
>> Xem thêm: Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình mới nhất
Tại sao phải nghiên cứu các ký hiệu trước khi sử dụng bản đồ?
Để hiểu được những nội dung được thể hiện trên bản đồ địa hình thì trước hết bạn cần đọc hiểu được ý nghĩa các ký hiệu bản đồ địa hình. Dưới đây là những lý do bạn cần đọc hiểu bảng chú giải trước khi xem bản đồ:
Thứ nhất: Trên bản đồ biểu hiện nhiều đối tượng địa lý cùng xuất hiện. Hơn nữa, các đối tượng địa lý có tính chất khá giống nhau. Chính vì vậy bạn cần xem bảng chú giải để hiểu được hết ý nghĩa của ký hiệu bản đồ địa hình để phân biệt chính xác các đối tượng địa lý, hạn chế nhầm lẫn.
Thứ hai: Bảng chú giải ý nghĩa các ký hiệu trên bản đồ địa hình còn giúp người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, cách bố trí sắp xếp các ký hiệu trên bản đồ. Đó là cơ sở giúp người xem có những hình dung chính xác, chân thực nhất về các đối tượng địa lý được mô phỏng trên bản đồ.
Thứ ba: Ký hiệu trên bản đồ địa hình rất đa dạng, phức tạp nên đọc bảng chú giải trước khi xem bản đồ để hiểu hết được nội dung và ý nghĩa biểu đạt của từng ký hiệu. Từ đó giúp cho đọc bản đồ hiểu chi tiết về từng hạng mục có trên bản đồ.
Giải thích ý nghĩa của các ký hiệu trên bản đồ địa hình
Đường đồng mức (Contour lines):
Để đọc và hiểu được đường đồng mức trên bản đồ địa hình, bạn cần chú ý các vấn đề dưới đây:
Các đường đồng mức có khả năng cho biết các điểm có độ cao trùng nhau trên bề mặt trái đất. Độ dốc của địa hình chính là khoảng cách giữa các đường đồng mức. Nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức càng xa thì biểu thị các vùng đất dốc hơn. Nếu các đường đồng mức càng gần nhau thì biểu thị độ dốc địa hình càng lớn.
Dựa vào các đường đồng mức sẽ giúp bạn nhận biết hình dạng tự nhiên của địa hình như đồi, núi, hẻm núi, thung lũng, sông, hồ và các yếu tố địa hình khác.
Sông, suối (Rivers, streams)
Trên bản đồ địa hình, sông suối được biểu diễn bằng các đường nét cong màu xanh. Các đương này sẽ xuất phát từ các nguồn nước tự nhiên như sông, suối, mạch nước và sẽ đi đến hồ nhân tạo, biển, sông lớn…
Tùy vào đặc điểm địa hình hay địa lý của các vùng địa lý mà đường sông, suối thường có chiều dài và chiều rộng khác nhau.
Đường biên giới (Boundaries):
Đường biên giới là đường đánh dấu ranh giới giữa hai quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực khác nhau. Đường biên giới thường được định rõ và thông qua việc đánh dấu cụ thể trên bản đồ địa hình để phân biệt rõ ràng giữa các đơn vị hành chính khác nhau.
Đường biên giới trên bản đồ địa hình có thể được đánh dấu bằng dãy núi, sông, hồ, hoặc cột đèn biên giới, bảo vệ và kiểm soát qua cửa khẩu.
Đường giao thông (Transportation)
Ký hiệu đường giao thông trên bản đồ địa hình là thể hiện các tuyến đường giao thông, đường sắt được vẽ trên bản đồ. Đường giao thông trên bản đồ địa hình thường được biểu thị bằng các ký hiệu đường thẳng hoặc đường cong khác nhau.
Lựa chọn ký hiệu nào trên bản đồ còn tùy thuộc vào độ phức tạp của mạng lưới giao thông của từng khu vực. Từ đó mang đến cho người dùng bản đồ những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề đi lại của từng khu vực.
Xem thêm: Khái niệm, phân loại, ý nghĩa của bản đồ địa hình
Các ký hiệu khác
Các ký hiệu khác trên bản đồ địa hình như làng xóm, nhà máy, cầu đường, thành phố, … cũng được biểu diễn chi tiết trên bản đồ địa hình nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin về các yếu tố địa lý khác nhau của từng vùng.
Khi hiểu được các ký hiệu bản đồ địa hình sẽ giúp bạn sử dụng bản đồ hiệu quả. Đây là một trong những lợi thế giúp bạn lên được kế hoạch cho những chuyến đi an toàn và trọn vẹn.
Xem thêm: Dịch vụ Khảo sát địa hình bằng Flycame