Đơn vị đo khối lượng là gì?
Để đo khối lượng của các đồ vật ta sẽ sử dụng các đơn vị đo cụ thể để tính. Thông thường, để đo khối lượng đồ vật có cân nặng hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục kilogam ta sẽ dùng đơn vị tấn, tạ, yến. Với với những đồ vật có trọng lượng nhẹ sẽ dùng các đơn vị đo như kilogam, đê - ca - gam, héc - tô - gam, gam.
Trong đó, đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta là kilôgam, kí hiệu Kg
Ví dụ: Con chó nặng 32kg, con voi nặng 300kg (3 tạ)....
Bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi
Để tiến hành thực hành đo cân nặng đồ vật, mọi người cần nắm rõ các đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi chi tiết sau đây:
Bảng đơn vị đo khối lượng
Trong hệ thống đơn vị khối lượng sẽ bao gồm những đại lượng sau:
Cách đọc 1 số đơn vị tính khối lượng:
- Kg: Ki-lô-gam
- Hg: Héc-tô-gam
- Dag: Đề-ca-gam
- G: Gam
Cách đổi đơn vị đo khối lượng
Trong bảng đơn vị đo khối lượng bên trên, ta cũng dễ thấy để đổi các đơn vị cần lưu ý một vài điểm sau:
-
Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền nhau hơn hoặc kém nhau 10 lần
-
Đơn vị lớn đứng đằng trước gấp 10 lần đơn vị bé liền kề (1 tạ = 10 yến)
-
Đơn vị bé đứng sau bằng 1/10 đơn vị trước liền kề (ví dụ 1 yến = 1/10 tạ)
-
Thứ tự các đơn vị từ lớn đến bé là: tấn > tạ > yến > kg > hg > dag > g
-
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.
-
Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó cho 10.
Ví dụ:
1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000g
10 dag = 1hg.
Tìm hiểu về dụng cụ để đo khối lượng
Dễ hiểu được, dụng cụ để đo khối lượng là cân. Hiện nay có nhiều loại cânkhác nhau như: Cân đòn, cân Robecval, cân y tế, cân đồng hồ, cân điện tử… Tùy thuộc vào từng loại đồ vật, trọng lượng của chúng để sử dụng loại cân thích hợp.
Dưới đây là đặc điểm của hai loại cân khá phổ biến trong đời sống:
-
Cân điện tử: Có thiết kế nhỏ gọn, bề ngoài đẹp, sai số ít, hiển thị kết quả số trên màn hình. Nếu đứng từ nhiều vị trí khác nhau cũng xem được kết quả. Ngoài chức năng cân khối lượng, cân còn có thể ghi nhớ các số liệu.
-
Cân đồng hồ: Dễ sử dụng, giới hạn đo lớn, chịu được va chạm. Cân sử dụng được ngay và lâu dài, không cần phải thay pin
-
Cân bàn điện tử: Cân có giới hạn đo lớn, kết quả đo hiện lên màn hình dễ đọc và chính xác. Cân chắc chắn và chịu được va chạm.
Hướng dẫn cách tính khối lượng đồ vật
Để đo được khối lượng của vật, ta làm theo những bước sau:
Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn được cân phù hợp.
Ta cần chọn cân có giới hạn đo lớn hơn khối lượng của vật cần đo. Ví dụ muốn cân khối lượng của cơ thể. Ta ước lượng khối lượng của mình là 40 kg. Từ đó ta cần chọn cân có giới hạn đo là 100 kg.
Bước 2. Thao tác đo khối lượng
Trường hợp: Dùng cân đồng hồ
-
Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng ta cần hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.
-
Khi đặt vật lên quả cân xong, ta đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân để đọc được con số chính xác.
-
Cuối cùng, đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân
Các dạng bài tập về đo khối lượng thường gặp
Trong quá trình học kiến thức cơ bản về đơn vị đo khối lượng, các em thường sẽ gặp những dạng bài tập sau đây:
Dạng 1: Quy đổi các đơn vị tính khối lượng
Phương pháp giải: Dựa vào bảng đổi đơn vị đo khối lượng để suy ra được đơn vị cần quy đổi chính xác.
Ví dụ: 145dag = ? g
Giải:
Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài ta có: 145dag = 145 x 10 = 1450g
Vậy 145dag = 1450g
Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải: Nếu phép tính của các số có cùng đơn vị đo thì các em sẽ thực hiện tính như thông thường. Trường hợp, nếu khác đơn vị đo cần phải quy đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính.
Ví dụ: Tính các giá trị sau:
a) 57 kg + 56 g
b) 275 tấn - 849 tạ
Giải:
a) 57kg = 57 x 1000 = 57000g
57kg + 56g = 57000g + 56g = 57056g
b) 275 tấn = 275 x 10 = 2750 tạ
275 tấn - 849 tạ = 2750 - 849 = 1901 tạ
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải: Khi so sánh các số với đơn vị đo giống nhau chỉ cần so sánh như các số tự nhiên. Nếu đơn vị đo khác nhau sẽ phải quy đổi về cùng một đơn vị mới thực hiện so sánh.
Ví dụ: So sánh
a) 4300g … 43hg
b) 4357 kg ...5000 g
Giải:
a) 4300g … 43hg
Đổi 4300g = 4300 : 100 = 43hg
Vậy 4300g = 43hg
b) 4357kg ...5000g
Đổi 5000g = 5000 : 1000 = 5kg
Vậy 4357kg > 5000g
Dạng 4: Toán có lời văn
Phương pháp giải: Các em sẽ phải đọc kỹ đề bài, rồi xem yêu cầu bài toán là gì. Chú ý các đơn vị đo khối lượng phải giống nhau, nếu khác cần phải quy đổi về cùng đơn vị rồi thực hiện ghi lời giải, phép tính và đáp số chi tiết.
Ví dụ: Bình đi chợ mua 1 bó rau nặng 1250 g, một con cá nặng 4500g, 1 quả bí nặng 750g. Hỏi khối lượng mà Bình phải mang về là bao nhiêu?
Giải:
Khối lượng mà Bình phải mang về là:
4500 + 750 + 1250 = 6500 (g)
Vậy khối lượng mà Bình mang là 6500 g
Bí quyết giúp trẻ học cách đo khối lượng đồ vật và làm toán hiệu quả
Để hỗ trợ trẻ học cách đo tính khồi lượng đồ vật và giải các bài tập liên quan chính xác, hiệu quả nhất thì nhất định phải áp dụng những bí quyết sau đây:
- Nắm rõ bảng và cách quy đổi đơn vị đo khối lượng: Đây là yếu tố trọng tâm, nên bố mẹ cần hướng dẫn, giải thích và lý giải chi tiết để bé nắm vững. Đặc biệt nên thường xuyên kiểm tra kiến thức này của bé để tránh con bị quên.
- Lấy các ví dụ thực tiễn dễ hiểu: Đối với cách đo tính khối lượng đồ vật cũng có nhiều trong đời sống, nên bố mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động cân đo đong đếm, cho con cùng đi chợ,... để bé dễ dàng hiểu rõ về kiến thức này hơn.
- Thực hành, luyện tập thường xuyên rất cần thiết: Khi bé đã hiểu về lý thuyết, bố mẹ nên cho con thực hành nhiều hơn thông qua việc yêu cầu bé làm bài tập, tổ chức các trò chơi liên quan, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet...
- Học đo khối lượng và kiến thức toán học vững chắc cùng Monkey Math: Đây là ứng dụng dạy toán online cho trẻ mầm non và tiểu học, nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất với hơn 400 bài học, dựa trên 60 chủ đề toán bao gồm hình học, số học, đo lường,... Tất cả đều được giảng dạy dưới dạng video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh giúp bé dễ dàng tiếp thu. Cùng với hơn 10.000 hoạt động tương tác để giúp bé vừa học, vừa chơi, vừa thực hành nâng cao hiệu quả học tập tốt hơn. Đặc biệt, chưa đến 2000đ/ngày đã giúp trẻ cải thiện năng lực học toán của mình thì còn chần chừ gì mà không đăng ký để cùng Monkey trải nghiệm thử nào?
Bài tập thực hành đo khối lượng để bé tự luyện
Bài 1: Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta, và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này
Bài 2: Khi mua hoa quả ở chợ, chọn loại cân thích hợp là
a. Cân tạ
b. Cân Roberval
c. Cân đồng hồ
Bài 3: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở tiệm vàng là?
a. Cân tạ
b. Cân đòn
c. Cân đồng hồ
d. Cân tiểu li
Bài 4: Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình dưới đây để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân
Bài 5: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An cân nặng là 32kg; Đức nặng 340hg, Hải nặng 41000g. Hỏi cả ba bạn nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống
a) 1kg = ?hg
b) 23hg 7dag = ?g
c) 51 yến 73kg = ?kg
d) 7000kg 10 tạ = ? tấn
Bài 7: Tính
a) 516 kg + 234 kg
b) 948 g - 284 g
c) 57hg x 14
d) 96 tấn : 3
Bài 8: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
a) 93hg … 380dag
b) 573kg … 5730hg
c) 3 tấn 150kg … 3150hg
d) 67 tạ 50 yến … 8395kg
Bài 9. Mẹ mua 5 quả dưa hấu, có 2 quả nặng 450dag, 1 quả nặng 35hg, 2 quả nặng 6000g. Hỏi 5 quả dưa nặng bao nhiêu kg?
Bài 10. Một con cá trê nặng 10000g, biết đầu nặng 750g, đuôi nặng 450g. Hỏi thân cá nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Qua bài viết về đo khối lượng trên, Monkey hy vọng rằng các bạn hiểu và nhớ được phần kiến thức này, ứng dụng của nó vào đời sống ra sao. Cuối cùng để học tốt hơn (đặc biệt các em học sinh lớp 6) hãy chú ý làm bài tập thêm trong sách nhé. Monkey chúc các học tốt.
Ba mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội giúp con giỏi tiếng Anh trước tuổi lên 10 nhờ ứng dụng Monkey Stories.