Soạn bài quê hương lớp 3 tập 1 phần Tập đọc
Bài quê hương lớp 3 gồm 3 phần: Tập đọc, Luyện từ và câu và Chính tả. Trước tiên, Monkey sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung ở phần tập đọc trước. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tập đọc quê hương lớp 3 để từ đó hiểu được ý nghĩa nội dung và trả lời được các câu hỏi của bài.
Nội dung bài quê hương lớp 3
Nội dung của bài thơ quê hương lớp 3 cụ thể như sau:
Khi học bài tập đọc quê hương lớp 3, các em cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Đọc thành tiếng to, rõ ràng, rành mạch từng câu chữ.
-
Tránh nói ngọng, nói tiếng địa phương,...
-
Ngắt hơi đúng nhịp 2/4 hoặc 4/2 ở từng dòng thơ.
-
Đọc với giọng điệu tha thiết, tình cảm khi nói về quê hương.
Khi làm theo hướng dẫn tập đọc lớp 3 quê hương ở trên, Monkey tin chắc rằng các em sẽ cảm nhận được những ý hay, đặc biệt là tình cảm mà tác giả Đỗ Trung Quân đã gửi gắm trong bài thơ này. Đồng thời, đây cũng là cách giúp các em rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản của mình tốt hơn. Bởi vậy nếu có thể, các em hãy tập đọc nhiều lần bài quê hương lớp 3 này và học thuộc lòng nhé.
Trả lời câu hỏi bài quê hương lớp 3
Tiếp theo, các em hãy dựa vào nội dung đã đọc để trả lời câu hỏi đọc hiểu bài quê hương lớp 3. Bài này gồm 3 câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1: Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ thơ đầu).
Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại nội dung 3 khổ thơ đầu bài quê hương lớp 3 để trả lời câu hỏi này.
Câu trả lời: Những hình ảnh gắn liền với quê hương là:
-
Chùm khế ngọt
-
Đường đi học có bướm vàng bay
-
Con diều biếc thả trên đồng
-
Con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông
-
Cầu tre nhỏ
-
Mẹ che nghiêng nón lá
-
Đêm trăng tỏ có hoa cau rụng ngoài hè.
Câu 2: Vì sao quê hương được so sánh với mẹ (khổ thơ cuối)?
Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc kỹ khổ thơ cuối bài quê hương lớp 3 và suy nghĩ vì sao quê hương được so sánh với mẹ.
Câu trả lời: Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo, nuôi dạy ta lớn lên thành người.
Câu 3: Em hiểu ý hai dòng cuối bài thơ như thế nào?
Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại 2 dòng cuối bài thơ quê hương lớp 3 và suy nghĩ trả lời.
Câu trả lời: Hai câu thơ:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
cho em hiểu rằng, mỗi chúng ta đều phải có tình cảm gắn bó, tình yêu đối với quê hương của mình. Bởi mỗi người chỉ có duy nhất một quê hương, cũng như chỉ có một mẹ. Nếu không yêu quê hương khác nào chúng ta không yêu thương mẹ của mình - người đã sinh ra mình. Một người không có tình cảm, lòng biết hơn đối với cội nguồn của mình thì không thể nào trở thành người tốt được.
Ý nghĩa bài học quê hương tiếng Việt lớp 3
Qua bài đọc hiểu quê hương lớp 3 ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về ý nghĩa bài học này cụ thể như sau:
Soạn bài quê hương lớp 3 phần Luyện từ và câu
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
NGUYỄN VIẾT BÌNH
-
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
-
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Câu trả lời:
-
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh là: tiếng thác nước dội về và tiếng ào ào của gió thổi.
-
Qua các hình ảnh so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ nghe rất ồn ã, vang động.
Câu 2: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:
a) Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
NGUYỄN TRÃI
b) Tiếng suối trong như tiếng hát ca
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
HỒ CHÍ MINH
c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cây mắm, cây chà là, cậy vẹt rụng trụi gần hết lá.
ĐOÀN GIỎI
Câu trả lời: Những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn trên là:
a) So sánh tiếng suối chảy với tiếng đàn cầm.
b) So sánh tiếng suối với tiếng hát.
c) So sánh tiếng chim kêu với tiếng xóc những rổ tiền đồng.
Câu 3: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt là mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
Câu trả lời:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
Soạn phần chính tả bài quê hương lớp 3
Khi viết chính tả quê hương lớp 3, các em cần ghi nhớ 2 vấn đề quan trọng, đó là tư thế ngồi và cách cầm bút.
-
Tư thế ngồi viết:
-
Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn.
-
Đầu hơi cúi.
-
Khoảng cách từ mắt đến vở khoảng 25 - 30 cm.
-
Tay phải cầm bút chắc chắn.
-
Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
-
Hai chân để song song thoải mái.
-
-
Cách cầm bút:
-
Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
-
Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút hơi nghiêng về bên phải. Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động thoải mái, mềm mại để đưa bút viết chữ cho đẹp.
-
Viết tên riêng: Ông Gióng
Ông Gióng còn được gọi là Thánh Gióng, quê ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông là người đã có công đánh đuổi giặc Ân trong thời vua Hùng.
Khi viết tên riêng Ông Gióng, các em cần lưu ý:
-
Viết hoa các chữ cái đầu: Ô và G.
-
Viết đúng độ cao của từng chữ và khoảng cách giữa các chữ.
-
Viết liền mạch chữ Gióng.
Viết câu ứng dụng
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Khi viết câu ứng dụng này, các em cũng cần lưu ý:
-
Viết hoa chữ cái đầu của các tiếng: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.
-
Viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các tiếng.
Tóm lại, thông qua bài viết này Monkey đã giúp các em nắm được nội dung, ý nghĩa bài quê hương lớp 3 và hoàn thành bài tập một cách dễ dàng. Để tìm hiểu thêm nhiều bài giảng bổ ích khác, các em hãy thường xuyên truy cập website monkey.edu.vn mỗi ngày. Đặc biệt là đừng quên còn có sự đồng hành học tiếng Việt của ứng dụng VMonkey nữa nhé.
Bằng việc áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy học qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, VMonkey giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đồng thời kích thích sự hứng thú học. Bên cạnh đó, chương trình học rất đa dạng và được thiết kế bài bản, phù hợp với mọi lứa tuổi từ mầm non đến tiểu học.
Khi học VMonkey, trẻ sẽ được tiếp cận với hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc, 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói và trên 1500 câu hỏi tương tác sau truyện. Nội dung các bài học này không chỉ giúp trẻ nhanh biết đánh vần, biết đọc, phát âm chuẩn mà còn tăng khả năng đọc hiểu, phát triển trí tuệ cảm xúc và xây dựng nhân cách đạo đức tốt.
Nhìn chung, app dạy tiếng Việt cho trẻ VMonkey giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho người học. Vì thế ba mẹ hãy khuyến khích con đừng bỏ lỡ thời gian để học tập với ứng dụng bổ ích này nhé. Còn với những trẻ chưa được tiếp cận với VMonkey, ba mẹ hãy nhanh tay tải ứng dụng và đăng ký gói học cho con nhé!
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
VMonkey - Ứng dụng số 1 thế giới về Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Mầm Non Và Tiểu Học Theo Chương Trình GDPT Mới. TẢI APP và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ưu đãi tới 40% cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác.Xem thêm:
- Giáo án soạn bài: Quạt cho bà ngủ lớp 3 trang 52 sách Cánh Diều tập 1 chi tiết
- Soạn bài và giải bài tập tiếng Việt: Người mẹ lớp 3 chi tiết
- Soạn bài người lính dũng cảm lớp 3 SGK tiếng Việt tập 1 trang 38, 39, 40
- Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 trang 77, 78 sách Cánh Diều